Dược sĩ Việt

Sức khỏe của người Việt

Giỏ hàng 0 sản phẩm

Giỏ hàng có: 0 sản phẩm

Tổng giá trị: 0
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
    • Sản phẩm chăm sóc da
    • Vitamin & Khoáng chất
    • Nâng Cao Đề Kháng
    • Sản phẩm chăm sóc khác
    • Bệnh lý mãn tính
  • Kiến thức sức khỏe
    • Chăm sóc da khoa học
    • Miễn dịch & Sức khỏe
    • Bệnh lý mãn tính
    • Giải độc – Bảo vệ gan
  • Hỏi đáp chuyên gia
  • Liên hệ
Trang chủ / Miễn dịch & Sức khỏe

Bạch thược – Dược liệu quý bổ huyết bình can

Bạch thược là dược liệu được sử dụng phổ biến từ rất lâu đời ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, Bạch thược cũng mang vẻ đẹp đầy tinh khôi, đẹp đẽ. Hãy cùng team Dược sĩ Việt tìm hiểu về loại cây quý này nhé!

Mục lục

  • 1. Giới thiệu về cây Bạch Thược
    • 1.1 Đặc điểm thực vật của Bạch thược
    • 1.2 Thu hái và chế biến dược liệu Bạch thược
  • 2. Thành phần hóa học của Bạch thược.
  • 3. Đặc điểm của Bạch Thược theo Đông y
    • 3.1 Tính – Vị – Quy Kinh
    • 3.2 Công năng, chủ trị.
  • 4. Công dụng của bạch thược theo Tây y
  • 5. Liều lượng và cách dùng
  • 6. Tóm tắt

1. Giới thiệu về cây Bạch Thược

Bạch thược còn được gọi là Thược Dược.

Tên khoa học: Paeonia lactiflora Pall (Paeonia albiflora Pall.) 

Họ Mẫu Đơn (Paeoniaceae).

Theo Dược điển Việt Nam 5 (DĐVN 5), tập 2, Bạch thược (Radix Paeoniae albae) là rễ phơi hay sấy khô của cây thược dược.

Bạch thược – còn được hiểu là vị thuốc có màu trắng. Rễ củ của cây bạch thược có màu trắng rất đặc trưng khi thu hoạch nên tên gọi của cây có nguồn gốc như vậy. 

Bạch Thược

1.1 Đặc điểm thực vật của Bạch thược

Bạch Thược vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập vào Việt Nam một vài thập kỷ gần đây. Loài cây này ưa khí hậu mát mẻ vùng núi cao. Vì vậy, nước ta đã thí điểm trồng một số vùng dược liệu chứa Bạch thược ở Sapa (Lào Cai) vào năm 1960.

Bạch thược (hay thược dược) là một cây sống lâu năm nhưng chỉ cao từ 50-80cm.

  • Cây phát triển hệ thống rễ củ to được thu hoạch chính làm dược liệu. 
  • Thân cây bạch thược rất dễ nhận biết, thường mọc thẳng đứng, lá hình trứng mọc so le khá dài từ 8-12 cm. 
  • Hoa bạch thược hay còn gọi là hoa thược dược thường có màu trắng, mọc rất to và đơn độc, có mùi hoa hồng. 

Mùa hoa Bạch thược ở Trung Quốc thường nở vào tháng 5-7 và tương ứng mùa quả vào các tháng 6-7.Bạch Thược

1.2 Thu hái và chế biến dược liệu Bạch thược

–  Thời gian thu hái: 

Rễ củ bạch thược được thu hoạch bằng cách đào rễ vào tháng 8-10. 

Tại Hàng Châu (Trung Quốc), người dân thường đào rễ bạch thược vào tháng 6 hàng năm. 

–  Bộ phận dùng làm thuốc: rễ củ màu trắng rất đặc trưng.

–  Cách chế biến bạch thược làm dược liệu: 

Hiện nay có 2 cách chế biến củ rễ Bạch thược phổ biến sau đây:

  • Cạo bỏ vỏ ngoài Bạch thược, rửa sạch, ngâm nước 1-2 giờ. Ủ 1-2 ngày đêm (có thể đồ) rồi bào hay thái mỏng, sao qua.
  • Bạch thược tươi có thể được tẩm giấm hoặc rượu rồi sao qua hoặc sao cháy cạnh. Lúc chưa bào chế thì cần phải sấy Lưu Huỳnh (hay còn gọi là Diêm sinh), khi đã bào chế rồi cần để nơi khô ráo, tránh ẩm.
Các quy trình chế biến này cần được thực hiện bởi cơ sở có chuyên môn để đảm bảo an toàn và hàm lượng dược chất tối ưu của dược liệu. 

2. Thành phần hóa học của Bạch thược.

Trong củ của bạch thược có các nhóm dược chất sau: 

  • Glycosid: gồm có paeoniflorin, oxypaeoniflorin, albiflorin, benzoyl-paeoniflorin, 
  • Tinh dầu: paeo-niflorigenone (một dẫn xuất của monoterpenoid), paeonolide (sesquiterpen lactone)
  • Dẫn xuất của phenol: paeonol
  • Ngoài ra, còn có tinh bột, tanin, calcium oxalat, một ít tinh dầu, Acid benzoic, Nhựa và chất béo, chất nhầy. Tỷ lệ axit benzoic chiếm khoảng 1.07%

3. Đặc điểm của Bạch Thược theo Đông y

3.1 Tính – Vị – Quy Kinh

  • Tính – vị: Vị đắng, chua hơi hàn,
  • Quy kinh: tỳ (hệ thống tiêu hoá), can (gan), phế (phổi).

3.2 Công năng, chủ trị.

Bạch thược giúp 

  • Bổ huyết
  • Dưỡng ẩm
  • Thư cân: có nghĩa là giải tỏa, thư giãn các cơ bắp và gân cốt, giúp khí huyết lưu thông thuận lợi.
  • Bình can: Can là gan theo y học cổ truyền. Tác dụng Bình can của bạch thược có nghĩa là làm cho gan được bình thường trở lại, tức là điều hòa lại chức năng của gan, giúp khí huyết lưu thông thuận lợi. Khi gan được bình ổn, các triệu chứng bệnh liên quan đến gan cũng sẽ được cải thiện.
  • Chỉ thống: Chỉ: Có nghĩa là chỉ định, hướng tới. Thống: Có nghĩa là đau. Kết hợp lại, “chỉ thống” có nghĩa là trực tiếp tác động vào cơn đau, làm giảm hoặc loại bỏ cảm giác đau nhức.

Chủ trị: 

  • Huyết hư
  • Da xanh xao
  • Đau sườn ngực
  • Mồ hôi trộm
  • Kinh nguyệt không đều
  • Âm hư phát sốt: là một tình trạng bệnh lý thường gặp trong y học cổ truyền, đặc trưng bởi sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Cụ thể, khi phần âm (âm dịch) bị suy giảm, không đủ để kìm chế phần dương (hỏa), dẫn đến tình trạng nhiệt trong cơ thể tăng cao, gây ra sốt.
  • Chóng mặt đau đầu
  • Chân tay co rút
  • Đau bụng do can khắc tỳ: Trong y học cổ truyền, can (gan) thuộc mộc, tỳ (dạ dày) thuộc thổ. Mộc khắc thổ, tức là can có thể gây tổn hại đến tỳ. Khi can khí không điều hòa, quá vượng, nó sẽ gây áp lực lên tỳ, dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là đau bụng.

Tài liệu tham khảo

Bạch Thược (Rễ) (Radix Paeoniae lactiflorae) – Dược Điển Việt Nam 5

4. Công dụng của bạch thược theo Tây y

  • Tác dụng chữa ho, long đờm    
  • Chất axit benzoic trong bạch thược có tác dụng trừ đờm, chữa ho.
Lưu ý, nếu axit benzoic sử dụng liều quá cao có thể gây độc cho cơ thể. 
  • Thành phần Glycosid trong dược liệu có tác dụng an thần và giảm đau nhờ vào khả năng ức chế trung khu thần kinh. Đồng thời có còn giúp chống hình thành huyết khối, tăng lưu lượng máu dinh dưỡng cơ tim, hạ men transaminase và bảo vệ gan.
  • Nước sắc từ bạch thược có khả năng giúp ức chế cơ trơn của dạ dày, ruột, tử cung. Cùng với đó còn có thể ức chế tiết dịch vị nhằm ngăn ngừa viêm loét.
  • Dược liệu có tác dụng giãn mạch máu ngoại vi và hạ áp nhẹ nhờ cơ chế chống co thắt cơ trơn mạch máu.
  • Nước sắc từ dược liệu còn được cho là có thể kháng khuẩn nhẹ. 
  • Ngoài ra, một số thành phần trong dược liệu còn được ghi nhận là có tác dụng lợi tiểu, cầm mồ hôi tốt.

Tài liệu tham khảo

Bạch thược

Efficacy, Chemical Constituents, and Pharmacological Actions of Radix Paeoniae Rubra and Radix Paeoniae Alba

5. Liều lượng và cách dùng

Liều lượng dùng bạch thược được khuyến cáo là khoảng từ 6 – 12g/ngày dưới dạng thuốc sắc và có thể điều chỉnh cho hợp lý tùy thuộc vào mỗi bài thuốc.

Tùy theo mục đích sử dụng mà có thể dùng bạch thược theo nhiều cách khác nhau như sắc nước uống, tán bột để làm hoàn… 

6. Tóm tắt

Tiềm năng của các dược liệu nói chung và bạch thược nói riêng là vô cùng to lớn, quý giá đối với cả nền y học cổ truyền và y học hiện đại. Tuy nhiên, cần sử dụng Bạch thược với liều lượng hợp lý để tránh những trường hợp quá liều. Vì vậy, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Tác giả: DS Hồng Nhung - 12/12/2024

Viết bình luận

★★★★★★
Chia sẻ

Ý kiến của bạn Hủy

Tư vấn ngay

Để lại thông tin để được tư vấn từ chuyên gia

Bài viết được quan tâm

Bạch thược – Dược liệu quý bổ huyết bình can

Bạch thược – Dược liệu quý bổ huyết bình can

Nattokinase – hỗ trợ giảm nguy cơ đột quỵ, huyết khối

Nattokinase – hỗ trợ giảm nguy cơ đột quỵ, huyết khối

Citicoline “dưỡng chất” bổ não quý giá

Citicoline “dưỡng chất” bổ não quý giá

Bình vôi – Dược liệu quý giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc

Bình vôi – Dược liệu quý giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc

Bài viết liên quan

cấu trúc hóa học của Nattokinase

Nattokinase – hỗ trợ giảm nguy cơ đột quỵ, huyết khối

Nattokinase là enzym được chiết xuất từ đậu nành lên men hay còn được biết đến với tên gọi Natto - … Xem thêm

citicoline

Citicoline “dưỡng chất” bổ não quý giá

Citicoline là hoạt chất bổ não nổi tiếng được ứng dụng trong rất nhiều trường hợp rối loạn chức năng … Xem thêm

Vông nem - An thần, gây ngủ

Vông nem – Dược liệu quý giúp an thần, gây ngủ

Dược liệu Vông nem là phần lá và vỏ thân của cây vông nem. Trong cuộc sống, vông nem có rất nhiều … Xem thêm

Các hình thức mua hàng từ DSV
  • Đặt hàng qua
    Duocsiviet.com
  • Đặt hàng qua
    Shopee
  • Đặt hàng qua
    Lazada
  • Đặt hàng qua
    Zalo
Cập nhật tin tức qua mạng xã hội
  • www.tiktok.com/
    @duocsivietdsv
  • www.facebook.com/
    congtyduocsiviet
  • www.youtube.com/
    @duocsivietdsv
  • Zalo:
    0948816027
CÔNG TY CP dược mỹ phẩm DSV
  • MST: 0109723198
  • Hotline 024.6680.8686
  • Zalo: 094.8816.027
  • Email: congtyduocsiviet@gmail.com
Hỗ trợ khách hàng
  • Chính sách thanh toán
  • Chính sách vận chuyển
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Hướng dẫn thanh toán
  • Chính sách đổi trả
Fanpage chính thức

© Copyright 2017 duocsiviet.com. All Rights Reserved.

Giỏ hàng 0 sản phẩm

Giỏ hàng có: 0 sản phẩm

Tổng giá trị: 0
↑