Axit uric là một cụm từ chuyên môn được nhắc đến nhiều trong đời sống, gắn liền với căn bệnh Gout. Vậy trong cơ thể axit uric đóng vai trò gì? Tại sao nồng độ axit uric tăng cao trong máu?
Mục lục
1. Axit uric là gì? Vai trò trong cơ thể?
Axit uric là chất chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể, sản phẩm của quá trình thoái hóa nhân purin.
Axit uric được lọc ở thận, thải trừ qua nước tiểu hoặc mồ hôi. Trong đó 95% được tái hấp thu ở ống lượn gần, bài xuất ở ống lượn xa.
2. Tăng acid uric trong máu là do đâu?
Có 2 nhóm nguyên nhân khiến tăng nồng độ axit uric trong máu:
- Tăng tổng hợp nội sinh axit uric
- Giảm thải trừ axit uric qua thận
2.1. Tăng tổng hợp acid uric do nguyên nhân nào?
- Tăng axit uric vô căn (30%)
- Do tăng cung cấp nhân purin từ bên ngoài qua thực phẩm: ăn quá giàu đạm, ăn nhiều nội tạng động vật, cá biển, hải sản, thịt đỏ (bò, dê, trâu), uống nhiều rượu bia.
- Do tăng phá hủy tổ chức, tăng thoái hóa tế bào (trong hoại tử do chấn thương, tăng tiêu hủy mô).
- Do tăng chuyển hóa tế bào: u lympho, ung thư
- Tan máu (phá vỡ tế bào hồng cầu) trong các trường hợp: sốt rét, bệnh nhân thiếu enzyme G6PD,…
2.2. Nguyên nhân giảm thải trừ axit uric?
Giảm thải trừ axit uric qua thận có thể do một số nguyên nhân sau:
- Suy thận
- Người nghiện rượu
- Người dùng lợi tiểu
- Nhiễm toan chuyển hóa
- Sử dụng một số loại thuốc ức chế thải trừ axit uric (aspirin).
3. Tăng acid uric gây nên những hậu quả gì?
Tăng axit uric máu gây hiện tượng lắng đọng axit uric tại các mô và cơ quan:
- Tại các ổ khớp: gây lắng đọng muối urat của axit uric, tạo tinh thể urat như những chiếc kim đâm vào ổ khớp, viêm sưng ổ khớp cực kỳ đau nhức khó chịu (bệnh Gout).
- Tại thận: tạo tinh thể gây sỏi thận
Chính vì vậy, hãy kiểm soát nồng độ axit uric máu bằng điều chỉnh lối sống, sinh hoạt hợp lý, giảm thiểu ăn quá tải các thực phẩm chứa quá nhiều đạm và nhân purin.
Tài liệu tham khảo: WebMD: Tại đây.