Dược sĩ Việt https://duocsiviet.com Sức khỏe của người Việt Thu, 21 Nov 2024 09:32:10 +0000 vi hourly 1 9 Thiên tài có trí tuệ vượt bậc nổi tiếng thế giới https://duocsiviet.com/9-thien-tai-co-tri-tue-vuot-bac-2031/ https://duocsiviet.com/9-thien-tai-co-tri-tue-vuot-bac-2031/#respond Thu, 21 Nov 2024 09:32:10 +0000 https://duocsiviet.com/?p=2031 Chúng ta không thể định nghĩa chính xác về thiên tài và đánh giá về bộ óc của họ siêu phàm như thế nào, tuy nhiên không thể phủ nhận, những giá trị, công trình, nghiên cứu mà họ để lại cho thế giới có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn. Sau đây hãy cùng DSV điểm lại 9 thiên tài có trí tuệ vượt bậc, nổi tiếng nhất thế giới.

1. Albert Einstein (1879-1955):

thiên tài

Nhà vật lý nổi tiếng với:

  • Phương trình vĩ đại: E=mC2
  • Thuyết tương đối
  • Thuyết lượng tử.

Khởi đầu cho sự phát triển hưng thịnh của vật lý hiện đại. Dù thuyết tương đối mang tính trừu tượng, liên quan đến không gian, thời gian và vật chất.

Tuy nhiên, phương trình này được ứng dụng rộng rãi vào thực tế như:

  • Hệ thống định vị toàn cầu: GPS
  • Nền tảng nghiên cứu năng lượng hạt nhân
  • Vật lý thiên văn vũ trụ.

2. Wolgang Amadeus Mozart (1756 – 1791):

Mozart

Nhà soạn nhạc người Áo có nhiều ảnh hưởng nhất trong thể loại nhạc cổ điển châu Âu.

Mozart được ví như thần đồng âm nhạc khi mới lên 3 tuổi đã biết chơi vĩ cầm và dương cầm, bắt đầu sáng tác từ năm 6 tuổi, đã có thể sáng tác giao hưởng năm 9 tuổi và nhạc kịch opera lúc 12 tuổi.

Nói về thành công của Mozart không thể không kể đến năng khiếu thiên bẩm cùng sự giảng dạy ngay từ đầu về nhạc lý và nhạc cụ bởi người cha có tài, được học âm nhạc với tất cả các nhạc sĩ tài danh đương thời, theo họ tới kinh đô các nước như Pháp, anh, Hà Lan, Ý.

3. Leonardo da Vinci (1452 – 1519):

Ông là một nhà thiên tài đa tài người Ý:

  • Một hoạ sĩ
  • Một nhà điêu khắc
  • Một kiến trúc sư
  • Một nhạc sĩ
  • Bác sĩ
  • Kỹ sư
  • Nhà giải phẫu
  • Nhà triết học.

Triết lý sống của Leonardo là: :Không ngừng tìm kiếm sự hoàn hảo.”

da vinci

Hai tác phẩm hội hoạ nổi tiếng nhất của ông là: Nàng Mona Lisa và Bữa ăn tối cuối cùng.

Ông là một trong những người khởi xướng và đóng góp thành công của thời kỳ Phục hưng Châu Âu, nơi phát triển nhiều ý tưởng mới, nhiều nghiên cứu khám phá khoa học và nghệ thuật.

Nhắc đến Da vinci, ông là người tiên phong trong việc sử dụng kỹ thuật xác định cấu trúc vật thể qua sự tương phản của ánh sáng và bóng tối.

4. Isaac Newton (1643 – 1727)

newton

Isaac Newton là một nhà vật lý, toán học, thiên văn học và nhà triết học người Anh, một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất với khoa học thế giới nổi tiếng với:

  • Định luật vạn vật hấp dẫn
  • 3 định luật về chuyện động đặt nền tảng cho cơ học cổ điển: định luật quán tính, định luật về gia tốc, lực và phản lực.
  • Với toán học, Newton giúp phát triển nghiên cứu về vi phân, tích phân, tính toán vô cực,
  • Thuyết ánh sáng và màu sắc bằng phân tích quang phổ ánh sáng giải thích vì sao cầu vồng có 7 sắc màu khắc nhau.

5. Marie Curie (1867 – 1934):

Nhà bác học nữ duy nhất dành 2 giải nobel: Nobel vật lý năm 1903 và nobel hoá học năm 1911.

Marie Curie

Marie curie phát hiện và nghiên cứu về nguyên tố hoá học có khả năng phóng xạ Radium.

Thật đáng tiếc, chính sự say mê nghiên cứu về nguyên tố này đã cướp đi sinh mạng bà bởi căn bệnh suy tuỷ xương.

Marie curie sinh ra trong gia đình có truyền thống giáo dục, cha mẹ là những nhà giáo dục tiên phong đảm bảo con gái được giáo dục ngang bằng như con trai. Tuy gia đình khó khăn eo hẹp về kinh tế nhưng luôn trau dồi vốn kiến thức và tinh thần học tập cao.

6. Nikola Tesla (1856 -1943):

Tesla

Nhà bác học điên thiên tài cùng những phát minh sáng tạo vĩ đại, điên rồ nhất lịch sử: nổi tiếng nhất với việc thiết kế ra:

  • Hệ thống điện xoay chiều, hệ thống điện phổ biến nhất được sử dụng trên toàn thế giới hiện nay
  • Cuộn dây Tesla ứng dụng trong công nghệ vô tuyến, máy phát điện, động cơ cảm ứng.

Ông được sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp khá giả tại Đế Quốc Áo, đặc biệt, mẹ của Testla thường xuyên chế tạo các thiết bị gia dụng nhỏ mỗi khi rảnh rỗi, tạo điều kiện và cơ hội mày mò sáng tạo cho cậu con của mình.

7. Louis Pasteur (1822 -1895):

Pasteur

Một thầy thuốc vĩ đại, ân nhân của nhân loại.

Những loại vaccine mà ông đã phát triển bảo vệ sinh mạng hàng triệu người trên thế giới. Ông được ví như cha đẻ của ngành vi sinh vật.

Pasteur đã chứng minh: “Thực phẩm hỏng là do nhiễm vi khuẩn trong không khí để phát minh ra công nghệ tiệt trùng ứng dụng trong bảo quản thực phẩm.”

Về ngành y sinh, Paster đã phát hiện ra nguyên lý quan trọng: “Mầm bệnh yếu có thể giúp động vật tăng cường miễn dịch, tạo bước ngoặt cho ngành điều chế vaccine.”

Tìm ra cách điều chế vaccine cho bệnh tả, bệnh than, bệnh dại.

Và từ nay, chúng ta đã nghe rất quen thuộc các cụm từ: Viện Pasteur nghiên cứu chế tạo vaccine và thự hiện tiêm phòng chông lại các bệnh truyền nhiễm.

8. Thomas Alva Edison:

Thiên tài sở hữu hơn 1.500 phát minh và sáng chế.

Thomas edison

Edison từng được thầy giáo coi là kẻ đần độn, rối trí, buộc cho thôi học. Vượt qua định kiến, cùng sự dạy dỗ của một người mẹ tuyệt vời, ông đã trở thành thiên tài của thế kỷ 20. Cùng lược qua một số phát minh để đời của Edison:

  • Bóng đèn điện (mặt trời thứ hai cho nhân loại) với câu nói nổi tiếng: “Thiên tài 1% là cảm hứng và 99% là mồ hôi.”
  • Ngoài ra có một số phát minh nổi bật khác như: bóng máy quay đĩa ghi âm, máy chiếu phim, công tơ điện, ô tô điện: Với hơn 1500 phát minh, trung bình cứ 12 ngày ô lại có 1 phát minh mới.

9. Galileo Galilei (1564 – 1642):

Ông là một nhà vật lý, nhà toán học , nhà thiên văn học nổi tiếng.

Galileo galilei

Thành tựu của ông có thể kể đến như:

  • Cải tiến cho kính thiên văn, các quan sát thiên văn học điện đại
  • Là người đề xuất sử dụng nguyên lý con lắc trong điều tiết đồng hồ
  • Tìm ra chuyển động nhanh dần đều
  • Định luật chuyển động rơi theo đường parabol.
]]>
https://duocsiviet.com/9-thien-tai-co-tri-tue-vuot-bac-2031/feed/ 0
Bộ não của thiên tài khác gì người thường? https://duocsiviet.com/bo_nao_thien_tai-2023/ https://duocsiviet.com/bo_nao_thien_tai-2023/#respond Thu, 21 Nov 2024 04:58:17 +0000 https://duocsiviet.com/?p=2023 Phân tích bộ não của thiên tài luôn là chủ đề hot hòn họt, nóng hổi mà ai cũng quan tâm. Phải nói rằng trong chúng ta, ai cũng muốn trở nên hoàn hảo. Nhưng trong hàng trăm năm mới có một thiên tài thực sự nổi bật trong một số ngành nghề và lĩnh vực. Não bộ của họ có điều gì khác so với chúng ta hay không? Hãy cùng theo dõi video sau đây cùng team DSV nhé, và mình là Dược Sĩ Hải Yến.

1. Cấu trúc não bộ và sự khác biệt trong bộ não của thiên tài:

Não bộ là một cấu trúc phức tạp được cấu tạo bởi hàng tỷ tế bào thần kinh, hàng trăm tỷ kết nối để giúp trao đổi và lưu trữ thông tin. Não bộ có nhiều khu vực khác nhau quyết định về tư duy, ngôn ngữ, hành động, cảm xúc, ngũ giác, …

thiên tài

Có lẽ không ai xuất sắc và giỏi toàn diện tất cả lĩnh vực trong đời sống.

Tuy nhiên chúng ta vẫn chứng kiến và ghi nhận rất nhiều thiên tài đa tài trong rất nhiều lĩnh vực như Leonardo da vinci, Isaac Newton, Marie Curie,…. trong các lĩnh vực như khoa học, toán học, vật lý, hoá học, hội hoạ, điêu khắc, thiên văn, âm nhạc,…

Chung quy sau khi phân tích bộ não của thiên tài có IQ cao nhất thế giới như Albert Einstein, các nhà khoa học phát hiện ra gần như không có quá nhiều sự khác biệt so với cấu trúc của một bộ não người bình thường.

bộ não

Tuy nhiên, khu vực cấu trúc não liên quan đến không gian, toán học và tư duy trừu tượng có số lượng tế bào thần kinh phát triển vượt trội.

Kết luận: Não bộ của thiên tài không có sự khác biệt với cấu trúc não bộ của người bình thường. Tuy nhiên, một số khu vực não phát triển vượt trội quyết định sự thành công trong lĩnh vực mà họ đã có.

2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thông minh của não bộ:

– Gen di truyền
– Môi trường sống
– Môi trường giáo dục
– Lĩnh vực mà họ được tiếp xúc: toán học, vật lý, thiên văn, hoá học, văn học, âm nhạc, hội hoạ, triết học,..

bộ não 3

3. Công thức chung của người thành công:

1. Thường xuyên tò mò về thế giới xung quanh: thường xuyên đặt câu hỏi, tìm câu trả lời
2. Sáng tạo: Luôn có những ý tưởng mới lạ, độc đáo.
3. Kiên trì, đam mê
4. Tập trung cao độ trong thời gian dài


Dược Sĩ Việt – DSV

Sẵn sàng lắng nghe – Sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe của bạn.

Đến từ đội ngũ Dược Sĩ giàu chuyên môn Trường Đại học Dược Hà Nội.

Hotline: 024.6680.8686/ 094.8816.027 / 0908463333

]]>
https://duocsiviet.com/bo_nao_thien_tai-2023/feed/ 0
Thục địa – Bổ máu, giảm chóng mặt, ù tai https://duocsiviet.com/thuc-dia-bo-mau-giam-chong-mat-u-tai-1981/ https://duocsiviet.com/thuc-dia-bo-mau-giam-chong-mat-u-tai-1981/#respond Tue, 29 Oct 2024 07:55:52 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1981 Thục địa là rễ củ của cây Địa hoàng được phơi, sấy khô theo quy trình rất khắt khe Cửu Chưng, Cửu Sái đem đến cho dược liệu một màu đen đồng đều, loại bỏ được những chất độc trong củ cây địa hoàng tươi. Thục địa là vị thuốc dược liệu quý có trong nhiều bài thuốc dân gian giúp bổ máu, bổ thận tráng dương, cải thiện suy nhược cơ thể…

Thục địa 1

1. Cách nhận biết cây Thục Địa:

  • Tên danh pháp: Radix Rehmanniae glutinosae praeparata

Bộ phận dùng làm thuốc :

  • Thục địa là phần rễ củ đã qua chế biến của cây địa hoàng (Rehmannia glutinosa) thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).
  • Đặc biệt, phần rễ củ đã phơi/ sấy khô của cây địa hoàng được gọi là sinh địa, sau khi chế biến theo một quy trình khắt khe nhất định được gọi là Thục địa.

Địa hoàng

Đặc điểm nhận dạng cây thuốc:

  • Cây địa hoàng có lá mọc vòng ở gốc, lá có thể dài tới 15 cm, phiến to thuôn hình bầu dục, gân to. Hoa mọc thành chùm trên một cuống chung dài ở đầu cành nổi bật của hoa họ mõm chó.
  • Củ địa hoàng sau khi thu hái sấy khô được gọi là sinh địa.
  • Sinh địa sau khi được chế biến theo một quy trình khắt khe được gọi là Thục địa.
  • Sinh địa được chế biến theo phương thức vô cùng công phu có tên gọi: Cửu chưng, cửu sái – Chưng 9 lần, sấy 9 lần.
  • Trải qua các bước chế biến phức tạp để loại bớt độc tính của củ địa hoàng, sinh địa đem đến nhiều công dụng tốt cho cơ thể.

Cửu chưng, cửu sái được thực hiện như thế nào?

  • Củ địa hoàng khi được mua về đem rửa sạch, phơi khô, chưng với rượu và gừng và đem phơi sấy khô.
  • Làm liên tục trong 9 ngày liên tiếp đến khi có màu đen đều.

Vùng dược liệu:

Cây địa hoàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, tuy nhiên tại Việt Nam hiện nay cũng đã được quy hoạch trồng nhiều ở các khu vực miền núi phía bắc tại các vùng ôn đới ấm.

Tại Việt Nam, ở Bắc Giang, cây Địa hoàng được trồng tập trung ở một số huyện như Lạng Giang, Lục Nam, Yên Dũng, Việt Yên, Yên Thế với sản lượng rất lớn, đạt khoảng hàng nghìn tấn/năm.

Địa hoàng trồng và thu hoạch tại Bắc Giang vào những năm 80 chủ yếu được bán cho Công ty dược liệu Trung ương 1 để xuất khẩu.

Ngoài ra, tại Thôn Quyết Thắng, xã Tân Hưng, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên gần đây cũng thực hiện trồng thành công cây Đại hoàng.

2. Thành phần các hoạt chất của Thục địa:

Thục địa 2

Thục địa sau khi chế biến công phu có màu đen bóng, mềm, dai, khó bẻ gãy, vị ngọt, không có mùi.

Càng chế biến công phu, càng tỉ mỉ, càng chưng và sấy lâu càng có công dụng tốt.

Thục địa có chứa các thành phần chính như:

  1. Các loại đường tự nhiên: Glucose, Galactose, Fructose, Maltose và Sucrose đem đến vị ngọt đặc trưng khi càng chưng càng sấy càng ngọt
  2. Các loại hoạt chất iridoid glycosid như: catalpol; rehmaniosid A, B, C, D; rehmanglutin B,C
  3. Các loại Flavonoid có khả năng chống oxy hoá tốt.
  4. Axit amin và các vitamin hữu ích: giúp bổ sung dưỡng chất, phục hồi cơ thể sau suy nhược

3. Công dụng của Thục địa:

Thục địa 3

Thục địa là loai dược liệu được ưa dùng trong rất nhiều bài thuốc dân gian như:

3.1. Bài thuốc bổ huyết, điều kinh

Ví dụ: Trong bài thuốc bổ huyết “Tứ vật thang” có chứa 4 loại dược liệu quý như:

  • Thục địa
  • Xuyên khung
  • Đương quy
  • Bạch thược

Công dụng: giúp bổ huyết điều kinh dùng cho người rối loạn tuần hoàn máu, người suy nhược cần bổ máu, chữa các chứng:

  • Huyết hư
  • Kinh nguyệt không đều
  • Người có nguy cơ hình thành cục máu đông
  • Rong kinh…

3.2. Bài thuốc chữa thận suy

Ví dụ:

“Bài thuốc hoàn tả quy”:

  • Thục địa
  • Câu kỳ tử
  • Sơn thù
  • Sơn dược
  • Thỏ ty tử
  • Cao ban long
  • Ngưu tất.

Bài thuốc này cần nghiền các dược liệu thành nguyên liệu mịn, kết hợp với mật làm viên hoàn, ngày 2 viên, mỗi lần 12 g.

Ngoài ra có thể tham khảo thêm bài thuốc bổ thận ở nam giới:

  • Thục địa
  • Sinh địa
  • Huỳnh tinh
  • Nhục thung dung
  • Kỳ tử
  • Dâm dương hoắc
  • Hắc táo nhân
  • Quy đầu
  • Cam cúc hoa
  • Cốt toái bổ
  • Tục đoạn
  • Nhân sâm
  • Phòng đảm sâm
  • Đỗ trọng
  • Đảng sâm
  • Trần bì
  • Đại táo
  • Lốc giác giao.

3.3. Bài thuốc giảm chóng mặt, ù tai:

Bài thuốc “Lục vị hoàn gia giảm” gồm có các vị thuốc:

  • Thục địa: 8g
  • Bạch thược: 8g
  • Đương quy: 8g
  • Sơn thù: 8g
  • Phục linh: 8g
  • Trạch tả: 8g
  • Đan bì: 8g
  • Cúc hoa: 12g
  • Kỳ tử: 12g
  • Long cốt: 12g
  • Mẫu lệ: 12g
  • Hoài sơn:12g.

Chế biến: Sắc nước uống

3.4. Bài thuốc chữa râu tóc bạc sớm

Bài thuốc: thang thục địa, hà thủ ô:

Thành phần bài thuốc:

  • Thục địa
  • Sinh địa
  • Hà thủ ô
  • Vừng đen
  • Đại táo

Bài thuốc: thang thục địa, đậu đen, hạch đào

  • Thục địa
  • Sinh địa
  • Hà thủ ô
  • Câu kỷ tử
  • Sơn dược
  • Đậu đen
  • Vừng đen
  • Hạch đào nhân
  • Đại táo.

Bài thuốc: Tửu thục địa:

Ngâm các loại vị thuốc sau khi đã thái nhỏ, buộc vào trong 1 túi vải, ngâm trong bình rượu.

Thành phần:

  • Thục địa
  • Sinh địa
  • Mạch môn đông
  • Thiên môn đông
  • Phục linh
  • Nhân sâm

Ngâm trong 1 lít rượu trắng

***

Lưu ý: Các bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo, nên hỏi ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng bất kể bài thuốc nào. 


Dược Sĩ Việt – DSV

Sẵn sàng lắng nghe – Sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe của bạn.

Đến từ đội ngũ Dược Sĩ giàu chuyên môn Trường Đại học Dược Hà Nội.

Hotline: 024.6680.8686/ 094.8816.027 / 0908463333

]]>
https://duocsiviet.com/thuc-dia-bo-mau-giam-chong-mat-u-tai-1981/feed/ 0
Đan sâm bổ huyết, cải thiện tim mạch, huyết áp https://duocsiviet.com/dan-sam-bo-huyet-ngan-chan-hinh-thanh-cuc-mau-dong-1974/ https://duocsiviet.com/dan-sam-bo-huyet-ngan-chan-hinh-thanh-cuc-mau-dong-1974/#respond Tue, 29 Oct 2024 07:02:47 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1974 Đan sâm là loại sâm màu đỏ đặc trưng có chứa các hoạt chất cải thiện tim mạch, huyết áp, bổ huyết, ngăn chặn hình thành cục máu đông. Đan sâm đặc biệt biết đến với hoạt chất tansinon II có nhiều công dụng được chứng minh giãn động mạch vành, tăng tuần hoàn máu, cải thiện chức năng tim mạch.

Đan sâm 1

1. Cách nhận biết cây Đan Sâm:

  • Tên danh pháp: Salvia miltiorrhiza thuộc họ Bạc hà (Lamiaceaer)

Bộ phận dùng làm thuốc:

  • Phần rễ hoặc thân rễ đã làm sạch, phơi hoặc sấy khô của cây Đan Sâm.
  • Được thu hoạch rễ và thân rễ vào mùa thu hoặc mùa xuân.
  • Rễ to được thu và loại bỏ cách phần rễ con, thái lát mỏng.
  • Rễ đan sâm có màu đỏ rất đặc trưng.

Đan sâm 2

Đặc điểm nhận dạng cây thuốc:

  • Đan sâm có bề ngoài như một loài cỏ có chiều cao khoảng 30 cm – 50 cm.
  • Cây có thân vuông, gân dọc và một lớp lông vàng phủ thân cây.
  • Rễ đan sâm màu đỏ nâu rất dễ phân biệt với các loại dược liệu thu rễ khác.
  • Lá kép có nhiều lá chét, mọc đối.
  • Hoa mọc thành chùm dài màu tím rất đặc trưng.

Vùng dược liệu:

Đan sâm có nguồn gốc từ Trung Quốc và là một trong những loại sâm quý trong y học cổ truyền.

Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam cũng đã trồng và quy hoạch được các vùng dược liệu phát triển Đan sâm như Hợp tác xã (HTX) Dược liệu xanh Mang Yang (thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) và các tỉnh miền núi Việt Nam như Tam Đảo.

2. Thành phần các hoạt chất của Đan sâm:

Đan sâm 3

Đan sâm có chứa các dẫn chất như:

  • Nhóm ceton như Tansinon I, Tansinon II, tansinon III
  • Các hợp chất polyphenol như (acid salvianolic, acid caffeic, acid rosmarinic, acid lithospermic).

3. Công dụng của Đan sâm:

Đan sâm có vị đắng, sắc đỏ đặc trưng, là một trong những vị thuốc bổ huyết, sinh huyết và chữa huyết ứ rất tốt, điều kinh lạc, thông kinh lạc, giảm đau.

Chính vì vậy, đan sâm là một vị thuốc cổ truyền quý chữa:

  1. Suy nhược cơ thể, mất máu.
  2. Cải thiện các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu.
  3. Mất ngủ do hồi hộp
  4. Kinh nguyệt không đều
  5. Bế kinh, hạ tiêu kết hòn cục, phá cục máu đông.
  6. Giảm đau, giảm sưng khớp

Đan sâm 4

4. Cách dùng của Đan sâm trong cuộc sống hàng ngày:

Cách dùng: ngày có thể dùng từ 6 đến 12g pha dạng thuốc sắc.

Dược Sĩ Việt – DSV

Sẵn sàng lắng nghe – Sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe của bạn.

Đến từ đội ngũ Dược Sĩ giàu chuyên môn Trường Đại học Dược Hà Nội.

Hotline: 024.6680.8686/ 094.8816.027 / 0908463333

]]>
https://duocsiviet.com/dan-sam-bo-huyet-ngan-chan-hinh-thanh-cuc-mau-dong-1974/feed/ 0
Đương quy, sâm quý giúp điều khí, ích huyết https://duocsiviet.com/duong-quy-sam-quy-giup-dieu-khi-ich-huyet-1965/ https://duocsiviet.com/duong-quy-sam-quy-giup-dieu-khi-ich-huyet-1965/#respond Tue, 29 Oct 2024 04:52:33 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1965 Đương quy được ví như loại sâm quý hiếm chỉ được thu hái ở các vùng núi cao có độ cao hơn 2000 đến hơn 3000 m. Đương quy có phần rễ phát triển, mùi thơm tinh dầu đặc trưng và nhiều công dụng bổ ích cho sức khoẻ, hỗ trợ hoạt huyết, bổ máu. Đương quy có vị cay, ngọt, tính ấm.

Đương quy 1

1. Cách nhận biết sâm Đương quy:

  • Tên danh pháp: Angelica sinensis thuộc họ hoa tán, hay còn gọi là sâm đương quy.

Bộ phận dùng làm thuốc:

  • Phần rễ cây mọc to, có mùi thơm rất đặc trưng.
  • Toàn bộ cây đương quy có thể sử dụng làm thuốc, tuy nhiên phần rễ cho hàm lượng dược chất cao hơn cả.
  • Đương quy được phân thành nhiều loại, phần đầu của rễ chính được gọi là quy đầu, có đầu tù và tròn.
  • Quy thân là rễ đã loại bỏ phần đầu và đuôi.
  • Quy vĩ là rễ phụ và phần rễ nhánh.

Đương quy 2

Đặc điểm nhận dạng cây thuốc:

  • Cây đương quy là dòng cây thân thảo, chiều cao chỉ từ 40-60 cm.
  • Chỉ những cây ra hoa có chiều cao tầm 100 cm. Hoa đương quy màu trắng, nhỏ, mọc thành chùm rất đẹp.
  • Phần thân cây có màu xanh tím, lá mọc xẻ lông chim 3 lần
  • Mép lá có răng căng cưa, gốc lá phát triển thành bẹ to.

Vùng dược liệu:

Mọc ở vùng núi cao có độ cao trên 2000 -3000m với không khí ẩm mát, ôn đới. Nguồn gốc chủ yếu từ Trung Quốc. Ở Việt Nam tại khu vực Tây Bắc có rất nhiều tỉnh đang quy hoạch vùng trồng dược liệu đạt chuẩn phát triển cây đương quy tại Sìn Hồ, Lai Châu hay tại xã Ngọc Lây ở Kontum.

2. Thành phần các hoạt chất của sâm Đương quy:

Đương quy 3

Thành phần hoạt chất có trong đương quy nổi bật gồm có:

  • Tinh dầu
  • Coumarin
  • Acid hữu cơ
  • Các acid amin
  • Sterol
  • Các loại vitamin quý với cơ thể.

3. Công dụng của sâm Đương quy:

Đương quy còn được hiểu là vị thuốc điều khí, ích huyết.

  • Giúp điều hoà dòng chảy trong máu ổn định
  • Cải thiện khả năng tưới máu tới mô
  • Giảm tình trạng máu huyết trì trệ, ứ máu
  • Qua đó giúp giảm đau đầu, điều hoà kinh nguyệt.

Đương quy đi vào 3 kinh:

  • Tâm (tim mạch)
  • Can (gan)
  • Tỳ (ruột, hệ thống tiêu hoá).

Bổ sung đương quy giúp tim mạch hoạt động trơn chu theo đúng nhịp sinh lý, điều chỉnh lại các rối loạn đang diễn ra.

Đi vào gan giúp tăng cường sản sinh máu, tăng cường bổ máu, ích huyết, cải thiện chất lượng máu.

Đi vào kinh tỳ giúp ăn uống ngon miệng, tẩm bổ, tăng cường bổ sung vitamin và các loại axit amin thiết yếu, giúp nâng cao khả năng hấp thu, chữa suy nhược cơ thể.

Đương quy 4

4. Cách dùng của sâm Đương quy trong cuộc sống hàng ngày:

  • Ngày có thể dùng 10-20 g dạng thuốc sắc.
  • Đương quy có thể ăn tươi, lấy rễ sau khi thu hoach rửa sạch, thái lát, hầm với gà là món ăn vô cùng bổ dưỡng.
  • Toàn bộ cây đương quy đều có thể sử dụng làm thuốc. Lá đương quy có thể sắc lấy nước hoặc xào rau.

Dược Sĩ Việt – DSV

Sẵn sàng lắng nghe – Sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe của bạn.

Đến từ đội ngũ Dược Sĩ giàu chuyên môn Trường Đại học Dược Hà Nội.

Hotline: 024.6680.8686/ 094.8816.027 / 0908463333

]]>
https://duocsiviet.com/duong-quy-sam-quy-giup-dieu-khi-ich-huyet-1965/feed/ 0
Xuyên khung – Hoạt huyết, bổ máu, điều kinh https://duocsiviet.com/xuyen-khung-hoat-huyet-bo-mau-dieu-kinh-1959/ https://duocsiviet.com/xuyen-khung-hoat-huyet-bo-mau-dieu-kinh-1959/#respond Tue, 29 Oct 2024 04:35:33 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1959 Xuyên khung có mùi tinh dầu thơm đặc trưng toả ra từ bộ rễ phát triển. Với các hoạt chất alkaloid đa dạng, hàm lượng cao được ghi nhận công dụng bổ máu, chữa suy nhược cơ thể, cải thiện bệnh tim mạch, ngăn chặn ùn ứ máu.

Xuyên khung 1

1. Cách nhận biết cây Xuyên khung:

  • Tên danh pháp: Ligusticum striatum thuộc họ Hoa tán (Apiaceae), tên khác: khung cùng.
  • Bộ phận dùng làm thuốc: phần thân rễ làm sạch, phơi sấy khô, thái lát.

Đặc điểm nhận dạng cây thuốc:

  • Xuyên khung là cây thân thảo, sống lâu năm, thân rỗng
  • Bề mặt thân có các gân dọc song song.
  • Đặc biệt Xuyên khung có phần rễ rất phát triển, mùi thơm tinh dầu đặc trưng.
  • Hoa của cây màu trắng, nhỏ, mọc thành từng chùng rất đặc trưng của họ hoa tán.
  • Lá cây xẻ lông chim mọc so le.

Xuyên khung 2

Vùng dược liệu:

Xuyên khung được trồng nhiều ở khu vực Đông Á như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Nepal. Taị Việt Nam, Xuyên khung phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng các vùng núi cao, đặc biệt là tại Hà Giang, Lào Cai, các khu vực cụ thể như: Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai và một số xã vùng cao của huyện Bát Xát.

2. Thành phần các hoạt chất của Xuyên khung:

Thành phần hoá học chính của Xuyên khung là các loại alcaloid (alkaloid tetramethylpyrazine) và tinh dầu.

Ngoài ra xuyên khung còn chứa các hoạt chất terpenes và enol, polysaccharid, các axit hữu cơ và este đem lại hoạt tính bổ máu, hoạt huyết và chống oxy hoá rất tuyệt vời.

Xuyên khung 3

3. Công dụng của Xuyên khung:

Xuyên khung có mặt trong nhiều bài thuốc với các công dụng như sau:

  1. Bài thuốc chữa suy nhược cơ thể, đặc biệt suy nhược ở người cao tuổi có bệnh tim mạch.
  2. Bài thuốc nâng cao sức khoẻ, bổ máu cho phụ nữ sau sinh đẻ, phụ nữ tiền mãn kinh
  3. Bài thuốc với rễ xuyên khung giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện các bệnh lý phụ nữ như đau bụng kinh, vô kinh, kinh nguyệt không đều.
  4. Bài thuốc giúp điều kinh, hoạt huyết, bổ huyết, cải thiện tuần hoàn, ngăn chặn máu huyết ứ đọng, chữa nhức đầu, giảm cảm mạo, phong thấp.

Nhờ công dụng này, xuyên khung còn là một dược liệu quý hỗ trợ và phục hồi bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu cục bộ và bệnh đau thắt ngực với 3 cơ chế điều hoà phối hợp: ức chế hình thành huyết khối, cải thiện tốc độ tưới máu tới các mô, ngăn chặn tăng huyết áp và co mạch, giảm viêm tại các khu vực thành mạch.

Xuyên khung 4

4. Cách dùng của Xuyên khung:

Ngày có thể dùng từ 6 – 12 g Xuyên khung dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay ngâm rượu.

Dược Sĩ Việt – DSV

Sẵn sàng lắng nghe – Sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe của bạn.

Đến từ đội ngũ Dược Sĩ giàu chuyên môn Trường Đại học Dược Hà Nội.

Hotline: 024.6680.8686/ 094.8816.027 / 0908463333

]]>
https://duocsiviet.com/xuyen-khung-hoat-huyet-bo-mau-dieu-kinh-1959/feed/ 0
Ngưu tất – Giảm đau viêm, hạ mỡ máu https://duocsiviet.com/nguu-tat-giam-dau-viem-ha-mo-mau-1952/ https://duocsiviet.com/nguu-tat-giam-dau-viem-ha-mo-mau-1952/#respond Fri, 25 Oct 2024 10:04:41 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1952 Ngưu tất còn được ví là “Đầu gối của con trâu” vì nhận biết loại dược liệu này có những đốt mấu lồi lên và người dân ta ví von những đốt mấu đó như chiếc đầu gối của con trâu. Ngưu tất có bộ rễ phát triển được đem dùng làm dược liệu quý giá giúp hỗ trợ giảm đau, giảm viêm, hạ mỡ máu, cải thiện các thông số máu.

Ngưu tất 1

1. Cách nhận biết cây Ngưu tất:

  • Tên danh pháp: Achyranthes bidentata thuộc họ rau dền (Amaranthaceae)
  • Tên gọi khác: hoài ngưu tất, cỏ xước.
  • Bộ phận dùng làm thuốc: Rễ ngưu tất rửa sạch, phơi khô, nên thu hái vào mùa đông khi thân lá đã héo úa.
  • Đặc điểm nhận dạng cây thuốc: Ngưu tất thuộc dạng cây thảo cao từ 80 -100 cm. Hoa ngưu tất mọc chùm có nhiều gai nhọn nên còn ví là loài cỏ xước, dễ gây trầy xước nếu không cẩn thận va phải. Ngưu tất như một loại cây bụi thường mọc ở ven đường, bụi rào và đôi khi có trong vườn nhà bạn nhưng lại không biết đến công dụng tuyệt vời của loài cây này. Rễ ngưu tất nhỏ, dài, cong queo và nhiều rễ con.
  • Vùng dược liệu: Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Tại Việt Nam, ngưu tất được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là vùng Tây Bắc như Sa Pa, Lai Châu,… hay đồng bằng Bắc bộ như Vĩnh Phúc, Hà Nội,…

Ngưu tất 2

2. Thành phần các hoạt chất của Ngưu tất:

Theo y học cổ truyền, ngưu tất có vị chua, đắng, tính bình, dùng rất lành, không độc và đi vào 2 kinh can thận hay còn được hiểu là tác dụng vào 2 cơ quan nội tạng là gan và thận.

Thành phần hoá học chính của ngưu tất được biết đến là Saponin triterpenoid (saponin oleanane) và hydratcarbon.

3. Công dụng của Ngưu tất:

Ngưu tất 3

1. Phá khí huyết ứ

(Giảm tình trạng ngưng trệ máu tuần hoàn, hỗ trợ hoạt huyết, giảm tích tụ tạo cục máu đông) qua đó giảm các bệnh lý về mạch, cải thiện khả năng cung cấp máu và dưỡng chất tới mọi cơ quan trong cơ thể. Giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và các bệnh lý tắc nghẽn mạch máu.

2. Dùng ngưu tất sống trị cổ họng sưng đau

3. Trị ung nhọt, mẩn ngứa

4. Trị chấn thương tụ máu, bế kinh, ứ khớp

5. Trị tiểu tiện ra máu

6. Cải thiện các tình trạng viêm khớp, sưng khớp, tràn dịch ổ khớp.

Tẩm rượu trị đau lưng, mỏi gối, chân tay co quắp…

7. Chiết xuất Saponin có khả năng điều hoà mỡ máu:

Hạ cholesterol và các hợp chất có nguy cơ gây lắng đọng thành mạch

4. Cách dùng của Ngưu tất trong cuộc sống hàng ngày:

Ngưu tất 4

Ngày có thể dùng từ 3-9 g ngưu tất phơi khô dùng dạng thuốc sắc.

Lưu ý: Người đang mang thai hoặc hành kinh không được dùng ngưu tất.

Dược Sĩ Việt – DSV

Sẵn sàng lắng nghe – Sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe của bạn.

Đến từ đội ngũ Dược Sĩ giàu chuyên môn Trường Đại học Dược Hà Nội.

Hotline: 024.6680.8686/ 094.8816.027 / 0908463333

]]>
https://duocsiviet.com/nguu-tat-giam-dau-viem-ha-mo-mau-1952/feed/ 0
Đinh lăng – Sâm quý trong vườn nhà bạn https://duocsiviet.com/dinh-lang-sam-quy-trong-vuon-nha-ban-1944/ https://duocsiviet.com/dinh-lang-sam-quy-trong-vuon-nha-ban-1944/#respond Fri, 25 Oct 2024 09:28:00 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1944 Đinh lăng là loại cây dân dã được trồng trong vườn nhà của hầu hết người dân Việt Nam. Đinh lăng rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết của Việt Nam và cũng là một loại cây dược liệu quý, được ví như Nhân sâm của người nghèo. Bởi lẽ loài cây này dễ sống, dễ trồng nhưng chứa hàm lượng saponin cao hỗ trợ bồi bổ, nâng cao sức khoẻ và phòng chống nhiều bệnh lý mạn tính.

Đinh lăng 1

1. Cách nhận biết cây Đinh lăng:

  • Tên danh pháp: Polyscias fruticosa
  • Tên gọi khác: Cây gỏi cá, sâm nam dương, cây đinh lăng thuộc họ: Ngũ gia bì Araliaceae
  • Bộ phận dùng làm thuốc: Toàn thân cây đinh lăng đều có thể dùng làm thuốc (củ, thân rễ, thân cành, lá). Trong đó, rễ đinh lăng là thành phần chứa hàm lượng saponin và flavonoid cao nhất. Đinh lăng sau 5-6 năm có bộ rễ phát triển, hàm lượng saponin cao và có thể thu hoạch lấy rễ.
  • Rễ đinh lăng được rửa sạch, phơi khô, sắc lát mỏng dùng dần pha hãm uống hàng ngày. Lá đinh lăng có thể được sử dụng như một loại rau sống hoặc phơi khô, sắc làm trà.
  • Đặc điểm nhận dạng cây thuốc: lá nhỏ, xanh, hình lông chim, mọc đối xứng. Cây có thể cao từ 80 cm đến 2m. Hệ củ phát triển tốt, Rễ củ của Đinh lăng được ví như “Nhâm sâm của người nghèo” vì chứa các hoạt chất saponin quý giá tương tự nhân sâm.
  • Vùng dược liệu: Đinh lăng được trồng rộng rãi tại vườn nhà của hầu hết các gia đình tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại Nam Định, Thái Bình, Bắc Giang, Hưng Yên, Hòa Bình… được quy hoạch thành các vùng trồng đinh lăng có số lượng lớn, đảm bảo chất lượng dược liệu đầu ra cao nhất.

Đinh lăng 2

2. Thành phần các hoạt chất của Đinh lăng:

Đinh lăng được biết đến với rất nhiều công dụng quý đối với sức khoẻ nhờ chứa hàm lượng dược chất đa dạng phong phú như:

  • Saponin triterpenic
  • Alcaloid
  • Glucosid
  • Các hợp chất chống oxy hoá như: flavonoid, tanin, vitamin nhóm B
  • Cùng với các acid amin được xem như có vai trò thiết yếu đối với cơ thể như: Cystein, lysin, methionin…

Trong nỗ lực định tính các thành phần hoạt chất trong dược liệu đinh lăng, Một saponin genin đã được xác định là acid oleanolic.

Các hợp chất đa dạng trong đinh lăng được đưa vào thử nghiệm trong nhiều nghiên cứu và phần nào chứng minh khả năng kháng khuẩn mạnh, giảm viêm và hỗ trợ giảm tốc độ phát triển của một số loại ung thư

Đinh lăng 3

3. Công dụng của Đinh lăng:

Công dụng của đinh lăng được đưa vào trong nhiều bài thuốc, trong đó có các ưu điểm chính như:

  1. Hỗ trợ phục hồi, chữa suy nhược, nâng cao miễn dịch cơ thể, nhất là phụ nữ sau sinh cần bồi bổ và hỗ trợ tiết sữa tốt.
  2. Hỗ trợ nâng cao chất lượng tiêu hoá, hấp thu, chữa tiêu hoá kém
  3. Giảm viêm, sưng, sốt do nhiễm khuẩn
  4. Trị các chứng thấp khớp, đau lưng, sưng khớp, viêm khớp, cứng khớp
  5. Giảm ho, đặc biệt là ho ra máu.

4. Cách dùng của Đinh lăng trong cuộc sống hàng ngày:

Đinh lăng 4

Theo sách “Những cây thuốc, vị thuốc thường dùng” của Tiến Sĩ Nguyên Viết Thân, mỗi ngày nên dùng từ 1-6 gam rễ hoặc 30-50 g thân đinh lăng, sắc thuốc hoặc ngâm rượu.

Với lá tươi có thể dùng 50 -100 g để nấu cùng cháo giúp lợi sữa, chữa suy nhược cơ thể.

Lá đinh lăng cũng có thể giã đắp lên vết thương, mụn nhọt.

Trong dân gian không thể không nhắc đến công dụng ăn đinh lăng kèm gỏi cá.

Dược Sĩ Việt – DSV

Sẵn sàng lắng nghe – Sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe của bạn.

Đến từ đội ngũ Dược Sĩ giàu chuyên môn Trường Đại học Dược Hà Nội.

Hotline: 024.6680.8686/ 094.8816.027 / 0908463333

]]>
https://duocsiviet.com/dinh-lang-sam-quy-trong-vuon-nha-ban-1944/feed/ 0
Cam bergamot giảm căng thẳng, hạ cholesterol máu https://duocsiviet.com/cam-bergamot-giam-cang-thang-ha-cholesterol-mau-1938/ https://duocsiviet.com/cam-bergamot-giam-cang-thang-ha-cholesterol-mau-1938/#respond Fri, 25 Oct 2024 09:06:55 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1938 Cam Bergamot nổi tiếng với khả năng giúp thư giãn, cải thiện căng thẳng, stress, giảm lo âu, là một trong những loại tinh dầu quý giá, đắt đỏ được đưa vào trong các sp nước hoa và mỹ phẩm sang trọng. Bên cạnh các dòng sản phẩm làm đẹp, cam bergamot còn là một dược liệu quý giá giúp cải thiện thông số lipid máu, cải thiện tâm trạng và nâng cao hiệu quả điều trị của một số bệnh mãn tính.

Cam bergamot 1

1. Cách nhận biết cam bergamot

  • Tên danh pháp: Citrus bergamia thuộc họ cam
  • Bộ phận dùng làm thuốc: tinh dầu cam Bergamot thu được từ quá trình ép lạnh vỏ cam tươi (Khác với cách chưng cất tinh dầu qua hơi nước).
  • Đặc điểm nhận dạng cây thuốc: Cây cam bergamot có thể cao từ 3-6 m, cây cao, sống lâu năm, lá màu xanh đậm, quả cam màu vàng xanh hoặc vàng cam, có mùi hương thơm đặc trưng đem đến cảm giác tươi mát, sảng khoái. Quả cam bergamot không dùng để ăn vì quá đắng và chua. Cam bergamot có hàm lượng tinh dầu cao đem đến hiệu quả kinh tế vượt bậc.
  • Vùng dược liệu: Cam bergamot được trồng nhiều ở miền nam nước Ý, ngoài ra có một sản lượng nhỏ ở miền nam nước Pháp và bên bờ biển Ngà.

Cam bergamot 2

2. Thành phần các hoạt chất của cam bergamot:

Các hoạt chất chính có trong tinh dầu cam bergamot gồm có:

  • Limonene
  • Linalyl acetate
  • Linalool
  • γ–terpinene
  • β–pinene

Đây đều là các thành phần tạo nên mùi hương và công dụng chính cho tinh dầu cam bergamot.

3. Công dụng của Cam bergamot:

Cam bergamot 3

Lợi ích khi sử dụng cam bergamot có thể kể đến như sau:

3.1. Hỗ trợ điều trị giảm stress

Một nghiên cứu vào năm 2015 thực hiện ở một nhóm đối tượng nữ người Nhật Bản được ghi nhận giảm cảm giác lo lắng mệt mỏi khi sử dụng dầu hít có chứa tinh dầu cam bergamot.

Một nghiên cứu khác được thực hiện năm 2017 đã chứng minh khả năng cải thiện sức khoẻ tinh thần với đối tượng trị liệu tâm lý khi sử dụng sản phẩm có chứa tinh dầu cam bergamot.

3.2. Hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm

Các hợp chất có trong cam bergamot có khả năng kìm nén và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hoá do thực phẩm.
Một nghiên cứu vào năm 2016 đánh giá hiệu quả tác động của tinh dầu cam bergamot trên một số chủng vi khuẩn như Listeria monocytogenes, các loại vi khuẩn thường gây bệnh tiêu hoá có mặt trong cá và gia cầm.
Một nghiên cứu vào 2017 cũng tìm ra khả năng kháng nấm Aspergillus của tinh dầu bergamot, ức chế sự phát triển của chủng nấm này.

Những nghiên cứu này đặc biệt hữu ích trong công tác bảo vệ thực phẩm tránh tác động của vi khuẩn và các loại nấm phát triển, giảm nguy cơ phải sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật.

3.3. Hỗ trợ hạ mỡ máu, hạ cholesterol máu

Cam bergamot 4

Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả của tinh dầu cam bergamot có thể giảm nồng độ cholesterol trong máu.
Một bài tổng quan khoa học vào 2016 báo cáo các nghiên cứu trên người và động vật đã chỉ ra rằng: các loại flavonoid được tìm thấy trong cam bergamot có thể giúp giảm nồng độ lipid máu.

Một nghiên cứu khác trên động vật vào 2018 cũng khẳng định những luận điểm trên. Các hợp chấy polyphenols trong cam bergamot có hiệu năng kháng viêm, giảm viêm ở gan của chuột, có thể phục hồi gan trong các bệnh lý máu nhiễm mỡ không do rượu.

3.4. Hỗ trợ giảm đau và chống viêm

Linalool và carvacrol là hai hợp chất quý giá được tìm thấy trong tinh chất cam bergamot. Một bài tổng quan nghiên cứu thực hiện năm 2017 phân tích hiệu quả của các hợp chất trong loại cam này giúp giảm đau hiệu quả trên các điều kiện thí nghiệm trên người và cả động vật.

Hai hoạt chất carvacrol và linalool giúp chống dị ứng, chống viêm.

Dược Sĩ Việt – DSV

Sẵn sàng lắng nghe – Sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe của bạn.

Đến từ đội ngũ Dược Sĩ giàu chuyên môn Trường Đại học Dược Hà Nội.

Hotline: 024.6680.8686/ 094.8816.027 / 0908463333

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Bergamot Essential Oil
  2. Bergamot – Uses, Side Effects, and More
  3. About Bergamot Oil
]]>
https://duocsiviet.com/cam-bergamot-giam-cang-thang-ha-cholesterol-mau-1938/feed/ 0
Dây thìa canh – Ổn định đường huyết, giảm mỡ máu https://duocsiviet.com/day-thia-canh-on-dinh-duong-huyet-giam-mo-mau-1931/ https://duocsiviet.com/day-thia-canh-on-dinh-duong-huyet-giam-mo-mau-1931/#respond Fri, 25 Oct 2024 08:29:11 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1931 Dây thìa canh nổi tiếng với nhiều công dụng, đặc biệt là ổn định đường huyết và cải thiện thông số lipid máu. Dây thìa canh đem đến một hệ thống tuần hoàn khoẻ mạnh, đảm bảo tối ưu sử dụng đường trong cơ thể và giảm đi các biến chứng do bệnh tiểu đường.

dây thìa canh 1

1. Nhận biết dây thìa canh

  • Tên danh pháp: Gymnema sylvestre là danh pháp của dây thìa canh lá nhỏ. Ngoài ra còn một loại Dây thìa canh lá to (Gymnema latifolium Wall. Ex wight)là một loài cây thân thảo
  • Bộ phận dùng làm thuốc: toàn thân, từ thân, rễ, lá, hoa hay quả, được thu hái vào bất cứ thời điểm nào trong năm không phụ thuộc mùa vụ
  • Đặc điểm nhận dạng cây thuốc: cây dây leo dài từ 6 -10 m có tiết ra nhựa màu trắng ngà. Lá dây thìa canh dài từ 6-7 cm, rộng trung bình từ 2,5-5 cm, có hoa nhỏ màu trắng mọc thành chùm.
  • Vùng dược liệu: Nguốc gốc, dây thìa canh được cho là loài cây thuộc khu vực rừng nhiệt đới miền Trung và Nam Ấn Độ. Được tìm thấy nhiều ở miền Bắc Việt Nam. Hiện nay có 2 vùng dược liệu được quy hoạch trồng dây thìa canh là: Nam Định và Thái Nguyên

2. Thành phần các hoạt chất của dây thìa canh:

dây thìa canh 2

Trong nhiều nghiên cứu, dây thìa canh được phát hiện có chứa nhiều loại saponin triterpenoid được định danh khoa học là: hoạt chất GS4 (Gymnema Sylvestre 4) gồm nhiều axit gymnemic. GS4 đã được công nhận khả năng kích thích tế bào Beta đảo tuỵ, tăng cường sản sinh tế bào tuyến và tiết hormon Insulin, tăng khả năng sử dụng đường tối ưu trong cơ thể.
Bên cạnh đó, trong nhiều năm nghiên cứu của mình, PGS.TS đã đưa ra nhiều nghiên cứu và kết quả chứng minh khả năng tối ưu đường huyết 4 tác động của dây thìa canh đem lại:

  1. Giảm hấp thu đường trong ruột
  2. Hỗ trợ tăng cường bài tiết Insulin
  3. Tăng độ nhạy của Insulin và tối ưu sử dụng đường trong cơ thể
  4. Ổn định các thông số mỡ máu: giảm hấp thu Cholesterol, tăng cường đào thải Cholesterol xấu như LDL-C và Triglycerid

Ngoài Saponin GS4, dịch chiết dây thìa canh còn chứa nhiều hoạt chất có dược tính tốt như: flavonoid, anthraquinone, hentriacontane, pentatriacontane, resins, α và β-chlorophylls, phytin, D-quercitol, axit butyric, axit formic, peptide gumarin…

3. Công dụng của dây thìa canh:

dây thìa canh 3

Với rất nhiều hoạt chất nổi tiếng và được đưa vào trong cả nghiên cứu sinh học, phân tích định tính, định lượng, nghiên cứu lâm sàng, dây thìa canh là một loại dược liệu dân gian quý hiếm cần được trồng nhân rộng và đưa vào hỗ trợ kịp thời các bệnh lý liên quan đến đái tháo đường và bệnh lý rối loạn lipid máu.

Một số công dụng nổi bật nhất của dây thìa canh:

  1. Cải thiện đường huyết, giảm hấp thu đường từ ruột, tăng tối ưu tốc độ và mức độ sử dụng đường trong tế bào, tăng chuyển hoá đường thành năng lượng cho cơ thể.
  2. Cải thiện mỡ máu, giúp giảm các thông số LDL-C, Triglycerid, giảm các mảng bám và nguy cơ xơ vữa động mạch, giảm biến chứng tim mạch.
  3. Chống oxy hoá tối ưu nhờ các hoạt chất flavonoid điển hình.
  4. Hỗ trợ bảo vệ gan, giải độc gan, mát gan
  5. Hỗ trợ giảm cân (do công dụng giúp tối ưu sử dụng đường huyết hợp lý)

4. Cách dùng dây thìa canh:

dây thìa canh 4

Trong dân gian, dây thìa canh được thu hái vào mọi mùa trong năm. Tuy nhiên, theo báo cáo của các nhà khoa học mới nhất vào tháng 3 vừa rồi, dây thìa canh có hàm lượng saponin cao nhất vào tháng 5 và tháng 10 hàng năm.

Bộ phận dùng là toàn bộ cây được thu hái, băm nhỏ, rửa sạch, phơi khô dùng làm trà pha sắc nước uống hàng ngày. Cách dùng dân gian này cũng khá đơn giản.

Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều loại trà được cải tiến hay các loại thuốc chiết xuất dược liệu hàm lượng cao hơn rất nhiều uống nước sắc dược liệu thô. Cách loại thực phẩm bổ sung cao chiết dây thìa canh đã và đang là hướng nghiên cứu phát triển tốt nhất để thay thế dần cho dược liệu thô hàm lượng thấp.

Dược Sĩ Việt – DSV

Sẵn sàng lắng nghe – Sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe của bạn.

Đến từ đội ngũ Dược Sĩ giàu chuyên môn Trường Đại học Dược Hà Nội.

Hotline: 024.6680.8686/ 094.8816.027 / 0908463333

]]>
https://duocsiviet.com/day-thia-canh-on-dinh-duong-huyet-giam-mo-mau-1931/feed/ 0