Dược sĩ Việt https://duocsiviet.com Sức khỏe của người Việt Wed, 27 Nov 2024 04:53:06 +0000 vi hourly 1 Citicoline “dưỡng chất” bổ não quý giá https://duocsiviet.com/citicoline-duong-chat-bo-nao-quy-gia-2059/ https://duocsiviet.com/citicoline-duong-chat-bo-nao-quy-gia-2059/#respond Wed, 27 Nov 2024 04:51:20 +0000 https://duocsiviet.com/?p=2059 Citicoline là hoạt chất bổ não nổi tiếng được ứng dụng trong rất nhiều trường hợp rối loạn chức năng mạch máu não như tai biến mạch máu não, đột quỵ do thiếu máu cục bộ, cải thiện trí nhớ và hành vi cho người già và người mắc các bệnh lý như Alzheimer, Parkinson. Hãy theo dõi bài viết sau đây cùng team DSV để tìm hiểu rõ hơn về hoạt chất bổ não này nhé.

citicoline

1. Citicoline là gì?

Citicoline (hay sản phẩm nội sinh là CDP-choline hoặc cytidine 5′-diphosphocholine) là tiền chất cần thiết cho quá trình tổng hợp phosphatidylcholine, một thành phần cần thiết để bảo vệ tế bào não tránh các tổn thương. Khi quá trình thiếu máu não xảy ra vì bất kể một lý do gì, màng tế bào não bị phân huỷ, phosphatidylcholine chuyển thành axit béo tự do và các gốc tự do gây thoái hoá tế bào não, giảm chức năng hoạt động của não. Nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này cần tái tạo ngay lập tức cấu trúc của phosphatidyl choline cho màng não, vai trò của citicoline lúc này rất cần thiết.

Citicoline từ choline và cytidine

Mặt khác, theo định nghĩa về cấu tạo, cyticoline là dẫn xuất của cytidine và choline, một chất có khả năng hoạt hoá tổng hợp phospholipid màng tế bào thần kinh, tăng chuyển hoá não, tăng cường tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh như Acetyl choline, dopanmin, những chất dẫn truyền quan trọng trong bệnh lý Alzheimer và Parkinson.

Cụ thể: 

Các nghiên cứu trên động vật cho thấy, Citicoline (CDP-choline) có thể bảo vệ màng tế bào bằng cách kích thích quá trình tổng hợp lại phospholipid màng. Citicoline (CDP-choline) cũng có thể làm giảm tổn thương tế bào não do tình trạng thiếu máu cục bộ bằng cách ức chế giải phóng các axit béo tự do.

CDP-choline là hợp chất nội sinh thường được cơ thể tự sản xuất. Hợp chất tổng hợp đưa từ ngoài vào cơ thể dưới dạng thuốc có công thức tương tự được gọi với danh pháp: Citicoline. Citicoline chủ yếu được sử dụng để điều trị các rối loạn về mạch máu não. Do tác dụng của nó đối với hoạt động adrenergic và dopaminergic, Citicoline cũng đã được sử dụng như một chất bổ trợ trong điều trị các bệnh lý như Alzheimer, Parkinson, suy giảm nhận thức.

Tài liệu tham khảo: (Pubmed) Cytidinediphosphocholine (CDP-choline) for cognitive and behavioural disturbances associated with chronic cerebral disorders in the elderly

2. Citicoline có vai trò như nào với não bộ và cơ thể?

Vai trò của citidine

Citicoline được chỉ định trong những trường hợp bệnh não cấp tính liên quan đến rối loạn chức năng mạch máu não như:

  • Tai biến mạch máu não (bao gồm cả đột quỵ do thiếu máu cục bộ)
  • Chấn thương sọ não
  • Hỗ trợ cải thiện chức năng não ở người suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ (do tuổi tác, bệnh Alzheimer,…).
  • Cải thiện khả năng tập trung và giảm stress.

Citicoline cải thiện chức năng não bằng các cơ chế sau:

  • Kích thích sinh tổng hợp các phospholipid trên màng tế bào thần kinh: Citicoline là một dạng tiền chất của phospholipid – một loại chất béo quan trọng cấu tạo, tổng hợp lipid màng tế bào thần kinh, tăng cường chức năng dẫn truyền xung thần kinh. Ở lớp màng này, Citicoline không chỉ kích thích sinh tổng hợp phosphoplipid mà còn ức chế quá trình phân huỷ phospholipid.
  • Tăng cường chức năng dẫn truyền thần kinh: thông qua sự tăng phóng thích norepinephrine, dopamine và serotonin.
  • Tăng cường lưu lượng máu não: Citicoline giúp cải thiện, tăng cường lưu lượng máu đến não, cung cấp oxy, chất dinh dưỡng cần thiết, giúp não bộ hoạt động hiệu quả.
  • Bảo vệ tế bào thần kinh: Citicoline làm giảm, hạn chế tổn thương màng tế bào thần kinh. Bên cạnh đó, nó cũng phục hồi độ nhạy, chức năng của enzym điều hoà nội bào và hạn chế phù nề.
  • Hỗ trợ phục hồi hoạt tính của ATPase và Na+/K+/ATPase màng, giúp tăng giải phóng năng lượng cho tế bào thần kinh.
  • Ức chế hoạt tính của Phospholipase A2 (Đây là loại enzyme tổng hợp các chất gây viêm như Leukotriene, Prostagladine), qua đó giảm viêm, giảm tổn thương tế bào thần kinh.
  • Tăng cường khả năng tái hấp thu ở bệnh nhân phù não. 

Vì vậy, hiện nay, Citicoline thường được bổ sung hoặc chỉ định để kích thích và duy trì màng, sửa chữa màng và chức năng tế bào thần kinh trong các tình trạng như chấn thương do thiếu máu cục bộ và chấn thương, suy giảm trí nhớ,…

Tài liệu tham khảo: 

  1. Drugbank
  2. Metabolism and actions of CDP-choline as an endogenous compound and administered exogenously as citicoline
  3. Efficacy of citicoline as an acute stroke treatment
  4. Therapeutic applications of citicoline for stroke and cognitive dysfunction in the elderly: a review of the literature

3. Đối tượng nào nên bổ sung citicoline?

đột quỵ thiếu máu cục bộ

Người đang có rối loạn chức năng mạch máu não – tai biến mạch máu não (có thể là đột quỵ do thiếu máu cục bộ)

Cải thiện quá trình phục hồi chức năng ở bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu cục bộ, đồng thời làm chậm tiến triển các chấn thương não do thiếu máu cục bộ.

Citicoline có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh bằng cách làm giảm sự kích thích của phospholipase (A2, C). Từ đó, giảm sự tạo thành các gốc tự do và sự peroxy hoá lipid của tế bào thần kinh.

Citicoline còn có khả năng phục hồi hoạt tính của ATPase và của Na+/K+/ATPase màng, làm tăng tái hấp thu ở bệnh nhân phù não.

Bệnh nhân Chấn thương đầu

Citicoline làm tăng quá trình phục hồi, giảm thời gian và cường độ của hậu chấn thương.

Bệnh nhân rối loạn trí nhớ và rối loạn hành vi do rối loạn mạch máu não (người già và người mắc bệnh Alzheimer)

Cải thiện rối loạn chức năng hoạt động não, cải thiện mức độ chú ý, và nhận thức,… Đặc biệt ở những bệnh nhân sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ nhờ khả năng tái cấu trúc màng tế bào và tăng cường tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh như Acetyl Choline và tối ưu độ nhạy của receptor tiếp nhận chất dẫn truyền thần kinh, giảm thoái hoá các chất này.

Bệnh nhân Parkinson

Hỗ trợ tăng cường tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là dopamin. Cải thiện các triệu chứng rối loạn của bệnh nhân parkinson, giảm thiểu rủi ro suy giảm nhận thức của bệnh nhân Parkinson.

4. Bổ sung Citicoline từ đâu?

Citicoline về bản chất có cấu trúc tương tự CDP – Choline, một hợp chất tự nhiên có trong cơ thể. Chính vì thế, cơ thể đã tự có khả năng sản xuất và sử dụng khi có nhu cầu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cơ thể không kịp sản sinh CDP – Choline hàm lượng lớn do có các tổn thương cấp tính, chúng ta vẫn có thể bổ sung Citicoline từ bên ngoài.

Citicoline sau khi đi vào cơ thể có thể được phân tách thành cytidine và choline, đóng góp nguồn choline ngoại sinh tốt cho cơ thể, rất cần thiết cho quá trình tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine.

Một số thực phẩm có chứa nhiều choline – một trong những thành phần tổng hợp nên Citicoline trong cơ thể như:

  • Nội tạng (gan)
  • Trứng
  • Thịt gà
  • Ngũ cốc nguyên hạt,…

5. Các nghiên cứu về hiệu quả của Citicoline với não bộ và cơ thể.

5.1. Citicoline có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và làm chậm chứng mất trí nhớ.

Suy giảm nhận thức là gánh nặng tài chính, tinh thần và thể chất cho cá nhân và xã hội đáng kinh ngạc. Do đó, các chuyên gia có sự quan tâm lớn đến các chiến lược tiềm năng để phòng ngừa và điều trị suy giảm nhận thức. Các chất bổ sung cho não đã được nghiên cứu rộng rãi và citicoline được đánh giá là dược chất có tiềm năng cao với nhiều kết quả tích cực trong điều trị.

Tổng hợp các nghiên cứu từ năm 2010 đến 2022 trên Pubmed (cơ sở dữ liệu về đời sống và y sinh học do Thư viện Y học Quốc gia Mỹ đăng tải), các chuyên gia đã chọn bảy nghiên cứu bao gồm những bệnh nhân bị suy giảm nhận thức nhẹ, bệnh Alzheimer hoặc chứng mất trí sau đột quỵ.

Tất cả các nghiên cứu đều cho thấy tác dụng tích cực của citicoline đối với các chức năng nhận thức. Sáu nghiên cứu có thể được đưa vào phân tích tổng hợp. Sau khi thực hiện phân tích gộp, citicoline được công nhận khả năng cải thiện nhận thức, hỗ trợ quá trình phục hồi tốt với các bệnh nhân, giảm tốc độ tiến triển nặng của bệnh.

Tài liệu tham khảo

Is Citicoline Effective in Preventing and Slowing Down Dementia?-A Systematic Review and a Meta-Analysis

5.2. Citicoline vai trò bảo vệ thần kinh trong bệnh tăng nhãn áp.

Glaucoma, một tập hợp các bệnh lý thần kinh thị giác do thoái hóa được đặc trưng bởi sự mất tế bào hạch võng mạc (RGC) và các khiếm khuyết điển hình có thể tiến triển thành mù lòa. Glaucom là một bệnh thoái hóa thần kinh liên quan đến cả cấu trúc não thị giác và não mắt. Ngoài việc kiểm soát áp suất nội nhãn, bảo vệ thần kinh có thể có lợi bằng cách làm chậm sự tiến triển của bệnh tăng nhãn áp và cải thiện các khiếm khuyết về thị giác.

Citicoline đã được nghiên cứu như dược chất điều trị mới để kiểm soát bệnh tăng nhãn áp. Citicoline đã chứng minh hoạt động trong một loạt các bệnh thoái hóa thần kinh trung ương và bằng chứng thực nghiệm cho thấy nó thực hiện vai trò điều hoà thần kinh và bảo vệ thần kinh, bao gồm cả RGC, liên quan đến cải thiện chức năng thị giác, mở rộng trường thị giác của mắt cho bệnh nhân.

Tài liệu tham khảo

Cytidine 5′-Diphosphocholine (Citicoline): Evidence for a Neuroprotective Role in Glaucoma

6. Tóm tắt

Citicoline là một tiền chất của phospholipid, thành phần màng tế bào thần kinh. Citicoline được chỉ định trong những trường hợp bệnh não cấp tính như tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não; hỗ trợ cải thiện chức năng não ở người suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ (do tuổi tác, bệnh Alzheimer,…); cải thiện khả năng tập trung và giảm stress. Citicoline cải thiện chức năng não bằng cách: Kích thích sinh tổng hợp các phospholipid trên màng tế bào thần kinh; tăng cường chức năng dẫn truyền thần kinh; tăng cường lưu lượng máu não; bảo vệ tế bào thần kinh.

]]>
https://duocsiviet.com/citicoline-duong-chat-bo-nao-quy-gia-2059/feed/ 0
Bình vôi – Dược liệu quý giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc https://duocsiviet.com/binh-voi-duoc-lieu-quy-giup-ngu-ngon-ngu-sau-giac-1908/ https://duocsiviet.com/binh-voi-duoc-lieu-quy-giup-ngu-ngon-ngu-sau-giac-1908/#respond Tue, 26 Nov 2024 10:08:36 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1908 Bình vôi, có hình dáng giống y như một chiếc bình đựng vôi, củ bình vôi còn có tên gọi khác trong dân gian là củ một, củ bồng bềnh. Bởi lẽ, khi cây sinh trưởng phát triển, phần thân rễ của cây chỉ phát triển thành duy nhất 1 củ rất to nổi lên trên mặt đất đem đến đặc điểm nhận diện đặc trưng của loại cây này. Sau đây, hãy cùng team Dược Sĩ Việt tìm hiểu kỹ hơn về loại cây bình vôi rất quý giá đối với ngành y học hiện nay.

1. Bộ phận dùng làm thuốc của Bình Vôi

Bình vôi có tên khoa học dễ nhớ là Stephania glabra, thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Nếu bạn thích thú và mong muốn tìm hiểu nhiều hơn thông tin khoa học về củ bình vôi, hoàn toàn có thể dùng danh pháp khoa học này để tra cứu trên các tờ báo sức khoẻ thế giới.

Bình vôi ở Việt Nam được trồng và phân bố rất rộng, từ Bắc vào Nam. Đặc biệt, cái tên bình vôi không chỉ xuất phát từ đặc điểm bề ngoài trông giống như một chiếc bình đựng vôi, theo đặc điểm sinh học, củ bình vôi rất thích phát triển và phát triển tốt tại các khu vực có địa hình núi đá vôi như Hoà Bình, Ninh Bình, Hà Nội,…

Trong đông y, bình vôi là một loại dược liệu quen thuộc, được đưa vào sử dụng trong rất nhiều bài thuốc, đặc biệt là các bài thuốc giúp điều trị chứng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Bình vôi là cây dây leo, thân nhẵn, lá tròn mọc xen kẽ, đặc biệt có thân củ rất lớn. Chính phần rễ củ lớn chồi lên trên mặt đất này được sử dụng làm thuốc sau khi được rửa sạch, phơi khô, thái lát mỏng. 

2. Các hoạt chất đem lại hoạt tính của Bình Vôi

Bình vôi là một loại cây dược liệu nổi tiếng từ rất lâu đời tại Việt Nam. Hiện nay các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra nhiều dược chất nổi tiếng được phân lập từ củ bình vôi, đặc biệt là các thành phần alcaloid như:

  • Rotundin
  • L-tetrahydropalmatin
  • Roemerin
  • Cepharanthin
  • Tetradrin
  • Ngoài ra còn có chứa lượng lớn tinh bột, acid hữu cơ và đường.

Trong đó, Rotundin là hoạt chất nổi tiếng nhất của củ bình vôi. Rotundin thường được chiết xuất tinh khiết và làm thuốc đặc trị chữa mất ngủ.

Ở Việt Nam chúng ta đã phát hiện nhiều loại Bình Vôi khác nhau. Mỗi loại bình vôi vẫn sẽ có các dược chất có hoạt tính khá giống nhau, tuy hiên, hàm lượng từng loại alkaloid có thể khác nhau đôi chút, chính vì vậy, bình vôi được trồng tại các khu vực có địa chất đá vôi luôn là loài cho hiệu suất chiết xuất hoạt chất cao nhất.

Cách thu hái và chế biến Bình Vôi làm thuốc phổ biến hiện nay:

Củ Bình vôi cho một bộ rễ củ to, trồi lên trên bề mặt đất. Phần rễ củ càng to, giá trị dược tính càng cao.

Khi cây đã ra củ, chúng ta có thể thu hái quanh năm, không nhất thiết bắt buộc phải thu hái vào một mùa nào.

Theo kinh nghiệm dân gian được truyền lại, thời điểm bắt đầu sang mùa thu, hoặc sang đông là thời điểm thích hợp nhất để thu hái và bào chế củ bình vôi. Vì lúc này hàm lượng các hoạt chất trong củ đạt ngưỡng cao nhất. 

Sau khi được thu hái, củ bình vôi được cạo sạch lớp vỏ đen bên ngoài, thái thành lát mỏng, phơi sấy khô. Có thể dùng để ngâm rượu hoặc sắc uống hàng ngày.

Củ bình vôi thô sau khi được cắt lát có thể được điều chế để thu hoạt chất Rotundin thô hoặc hoạt chất tinh khiết làm thuốc. 

3. Công dụng thường dùng của Bình Vôi

Được ghi lại trong các sách y học cổ truyền, Bình vôi được sử dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc, đặc biệt là các nhóm bài thuốc điều trị chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh, đau dạ dày. Bình vôi hiếm khi được sử dụng đơn độc trong một bài thuốc mà được kết hợp với các vị thuốc khác để tạo bài thuốc phối hợp điều trị.

Trong y học hiện đại, những công dụng của cây Bình vôi đã được chứng minh thông qua nhiều nghiên cứu khoa học gồm có:

  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp ngủ ngon, an thần: nhờ hoạt chất Rotundin, L-tetrahydropalmatin. Ngoài ra, các hoạt chất này còn giúp ổn định huyết áp khi ngủ, thư giãn cơ trơn, chống co giật, chống co thắt cơ vành, điều hoà đường hô hấp. 
  • Điều hoà huyết áp, tim mạch, bồi bổ công năng cho tim: nhờ hoạt chất Rotundin.
  • Cải thiện chức năng miễn dịch nhờ hoạt chất cepharanthin.
  • Cải thiện tình trạng sưng đau, nhức mỏi, chống viêm, giảm đau

3. Bình vôi giúp an thần, ngủ ngon như thế nào?

RotundinL-tetrahydropalmatin là hai hoạt chất nổi bật có trong bình vôi nổi tiếng với công dụng an thần, ngủ ngon, điều trị chứng mất ngủ. 

Ai đã từng sử dụng bình vôi hoặc sử dụng Rotundin đều công nhận về khả năng điều hoà giấc ngủ, giúp ngủ ngon sâu giấc rất tốt.

4. Các phương pháp dân gian sử dụng Bình Vôi

  • Sử dụng bình vôi giúp trị mất ngủ:

Cách 1: Kết hợp bình vôi, hạt sen, long nhãn, lá vông nem sắc uống trước khi đủ ngủ 30 phút. 

Cách 2: Kết hợp bình vôi, lạc tiên, liên tâm, vông nem, cam thảo, sắc uống.

  • Sử dụng bình vôi giúp cải thiện tình trạng suy ngược thần kinh:

Cách dùng:

Kết hợp bình vôi, viễn chí, câu đằng, thiên ma sắc lấy nước uống mỗi ngày.

  • Sử dụng bình vôi trị trị đau dạ dày, loét dạ dày:

Bài thuốc tham khảo: Kết hợp bình vôi, khổ sâm, dạ cẩm, xa tiền tử sắc uống mỗi ngày. 

  • Sử dụng bình vôi trị viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng, viêm khí quản mạn tính:

Sử dụng Bình vôi, Huyền sâm, Cát cánh, Trần bì sắc uống mỗi ngày. 

Dược Sĩ Việt – DSV

Sẵn sàng lắng nghe – Sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe của bạn.

Đến từ đội ngũ Dược Sĩ giàu chuyên môn Trường Đại học Dược Hà Nội.

Hotline: 024.6680.8686/ 094.8816.027

]]>
https://duocsiviet.com/binh-voi-duoc-lieu-quy-giup-ngu-ngon-ngu-sau-giac-1908/feed/ 0
Lạc tiên – vị thuốc giúp thanh nhiệt, an thần https://duocsiviet.com/lac-tien-vi-thuoc-giup-thanh-nhiet-an-than-1919/ https://duocsiviet.com/lac-tien-vi-thuoc-giup-thanh-nhiet-an-than-1919/#respond Tue, 26 Nov 2024 07:22:52 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1919 Lạc tiên – “Như lạc vào tiên cảnh khi sử dụng” là câu nói đùa vui trong dân gian về cây lạc tiên. Lạc tiên nổi tiếng với công dụng giúp an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ rất tốt. Uống lạc tiên giúp người mất ngủ lâu năm đến mấy cũng ăn ngon, ngủ ngon, luôn vui vẻ hạnh phúc. Trong dân gian, lạc tiên còn có nhiều tên gọi khác như cây nhãn lồng, cây chùm bao, cây đèn lồng. Còn với tên khoa học, chúng ta có danh pháp của Lạc tiên là Passiflora foetida L. thuộc họ Lạc tiênPassifloraceae. Ở Việt Nam, lạc tiên mọc tự nhiên tại các vùng bờ rào và có vùng phân bố rộng rãi. 

1. Bộ phận dùng làm thuốc của Lạc tiên

Lạc tiên rất phổ biến tại các vùng quê tại Việt Nam, chúng thường mọc hoang tại các bờ rào, bờ ruộng và dễ nhận biết. Cây dây leo thân mềm, trên thân có nhiều lông nhỏ mịn, lá hình tim, hoa tím nhạt. Quả của cây lạc tiên có vị chua nhẹ và thường được ví giống với quả chanh leo. Bên ngoài quả được bao phủ bởi 1 lớp lông tua giống với hình chiếc đèn lồng, nên ngoài tên gọi lạc tiên, trong dân gian còn gọi là cây đèn lồng hoặc cây chùm bao.

Toàn bộ bộ phận trên mặt đất, trừ rễ của cây lạc tiên đều có thể sử dụng làm thuốc như: thân mềm, lá cây, quả của cây lạc tiên. 

Tại Việt Nam, lạc tiên được trồng hoặc mọc dại rất nhiều ven đường, ven bờ rào. Trẻ em Việt Nam có tuổi thơ đầy ắp kỷ niệm với quả nhãn lồng (quả lạc tiên) và chúng thường bứt ăn sống vì quả lạc tiên khi chín có vị ngọt thanh, man mát. Trước đó, người Việt Nam chúng ta không biết đến vai trò và công dụng của lạc tiên trong chữa bệnh. Loài cây này vốn chỉ là một loài cây mọc dại, tự mọc, tự ra hoa ra quả và tự lụi tàn.

Kể từ năm 1940, một dược sĩ người Việt Nam đi du học từ Pháp về trông thấy cây này giống với loài Passiflora ở Pháp, tuy nhiên người Việt Nam chúng ta chỉ để mọc dại và không sử dụng thuốc. Sau khi kiểm tra và đối chiếu giống cây tại Việt Nam và loài cây thảo dược Quý thuộc nhóm Passiflora được thế giới sử dụng làm thuốc, chính thức cây lạc tiên tại Việt Nam được đưa vào sử dụng làm thuốc giúp ngủ ngon, giảm suy nhược thần kinh.

2. Các hoạt chất đem lại hoạt tính của lạc tiên

Lạc tiên là một loại thảo dược nổi tiếng thế giới và đã được đưa vào sử dụng làm thuốc từ rất lâu. Chính vì vậy, các nhà khoa học thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và phân tích hoạt chất của cây lạc tiên, trong đó nổi bật là các loại alcaloid, saponin, flavonoid:

  • Alcaloid (harman, harmol, harmin…) đây là thành phần hoạt chất chính đem lại công dụng của lạc tiên.
  • Flavonoid: Pachypodol, 4’, 7-O-dimethyl-apigenin, Ermanin-4’, 7-O-dimethyl-naringenin, 3,5-dihydroxy-4,7-dimethyloxyflavanon, chrysoerpol, vitexin.
  • Saponin: 2-xylosylvitexin

Thu hái và chế biến lạc tiên làm thuốc:

Hái toàn cây trừ rễ, dùng tươi hay phơi khô để sắc thuốc hay pha rượu thuốc. Không cần chế biến gì đặc biệt.

3. Công dụng của cây lạc tiên

Công dụng chính: An thần, gây ngủ, điều kinh, chữa suy nhược thần kinh, ho, phù thũng.

Trong dân gian, lạc tiên được sử dụng rộng rãi với công dụng giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan, giảm mụn nhọt mẩn ngứa. Bên cạnh đó, lạc tiên còn là bài thuốc giúp an thần, ngủ ngon nổi tiếng. 

Với y học hiện đại ngày nay, rất nhiều nhà khoa học đã phát hiện ra công dụng của lạc tiên và chứng minh thông qua các nghiên cứu khoa học trên động vật và người: 

  • Hỗ trợ giúp ngủ ngon giấc, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Giúp người dùng dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu giấc hơn, sảng khoái hơn sau mỗi giấc ngủ chất lượng. Dù người bệnh có đang trong tình trạng mất ngủ mãn tính khi sử dụng lạc tiên cũng cho kết quả cải thiện tốt. 
  • Giúp thanh nhiệt, mát gan
  • Lạc tiên giúp giãn cơ trơn, chống co thắt cơ:  Điều trị hiệu quả các cơn đau tử cung và co thắt đường tiêu hóa.

Theo tài liệu Ấn Độ, quả Lạc tiên chín có thể ăn được nhưng lúc còn xanh thì độc vì chứa glycoside cyanogenetic – một loại độc tố tự nhiên trong thực phẩm 

Lạc tiên trong công dụng thanh nhiệt, an thần

Lạc tiên sử dụng toàn thân để làm thuốc. Lạc tiên sau khi được thu hái, sấy khô có vị hơi đắng nhẹ, hậu vị ngọt, tính mát, hỗ trợ thanh nhiệt giải độc rất tốt. Khi chín quả có vị ngọt thanh, rất thơm, có khả năng nhuận tràng.

Theo nhiều báo cáo khoa học, lạc tiên có khả năng hỗ trợ người dùng đi vào giấc ngủ dễ dàng bởi các thành phần alkaloid có trong loại cây này giúp ức chế hoạt động của thụ thể cafein, giảm kích thích thần kinh. Qua đó sau khi sử dụng, người dùng thấy thoải mái, nhẹ nhàng, thư giãn, giảm bớt căng thẳng, giảm tình trạng suy nghĩ nhiều về đêm gây khó ngủ. Chính vì vậy cũng có thể ngủ sâu và ngon giấc hơn.

4. Một số phương pháp sử dụng Lạc tiên trong dân gian

  • Sử dụng lạc tiên giúp cải thiện giấc ngủ: 

Cách 1: Lạc tiên sấy khô, mỗi ngày đem sắc uống như trà, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Lưu ý: Không nên pha quá nhiều nước. 

Cách 2: Kết hợp: Tâm sen, lạc tiên, lá vông nem, lá dâu, thêm đường nấu thành cao lỏng. Mỗi ngày lấy 1 phần cao lỏng pha với nước uống trước khi đi ngủ. 

Cách 3: Kết hợp: Vông nem, lạc tiên, hạt sen, cỏ tre, lá dâu, cỏ mọc, cam thảo, xương bồ, táo nhân, sắc nước uống. Chia thành 2-3 lần uống/ ngày. Nên uống vào trước khi đi ngủ.

  • Sử dụng lạc tiên giúp hỗ trợ điều trị viêm ngoài da, ngứa:

Lấy lạc tiên khô nghiền nát, giã lấy nước đắp lên vùng da cần điều trị mẩn ngứa. Hoặc đun lạc tiên tưới với nước tắm hàng ngày.

  • Sử dụng lạc tiên thanh lọc cơ thể, mát gan:

Quả lạc tiên khi chín lấy ruột, ép lấy nước, thêm đường và nước tạo thức uống giải khát tươi mát, giàu vitamin. Đặc biệt, quả lạc tiên rất giống quả chanh leo, có thể tham khảo cách pha nước lạc tiên tương tự nước chanh leo.

Dược Sĩ Việt – DSV

Sẵn sàng lắng nghe – Sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe của bạn.

Đến từ đội ngũ Dược Sĩ giàu chuyên môn Trường Đại học Dược Hà Nội.

Hotline: 024.6680.8686/ 094.8816.027

]]>
https://duocsiviet.com/lac-tien-vi-thuoc-giup-thanh-nhiet-an-than-1919/feed/ 0
Rau đắng biển – giảm lo âu, suy nhược thần kinh https://duocsiviet.com/rau-dang-bien-giam-lo-au-suy-nhuoc-than-kinh-1992/ https://duocsiviet.com/rau-dang-bien-giam-lo-au-suy-nhuoc-than-kinh-1992/#respond Tue, 26 Nov 2024 03:03:56 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1992 Rau đắng biển, từ tên gọi đã thể hiện rõ vị đắng đặc trưng của loài cây này khi sử dụng. Rau đắng biển phát triển tốt ở các vùng đất ẩm, đất pha cát ẩm tại đồng bằng hay trung du miền Bắc Việt Nam, cửa sông, cửa biển, đầm lầy hoặc các bãi biển có nhiều cát trắng. Mặt khác, trong dân gian, rau đắng biển còn thường được gọi là rau sam trắng, rau sam đắng, cây ruột gà. Rau đắng biển được công nhận nhiều tác dụng tốt đối với hệ thần kinh, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ. Hãy cùng team DSV tìm hiểu chi tiết hơn về loại cây thảo dược quý trong dân gian này. 

1. Bộ phận dùng làm thuốc của Rau đắng biển

Rau đắng biển là một loại cây điển hình thuộc họ Hoa mõm chó – Scrophulariaceae, với danh pháp khoa học là Bacopa monnieri (L.) Wettst. Để tìm hiểu thêm về loại cây này trên các trang báo uy tín nước ngoài, bạn có thể tra trực tiếp danh pháp khoa học và đọc tìm hiểu sâu hơn về Rau đắng biển. 

Rau đắng biển phù hợp với vùng đất thấp, ẩm, có thể là đất pha cát. Chúng sinh trưởng với chiều dài của cây trưởng thành khá thấp, san sát mặt đất với chiều cao trung bình từ 10 – 20 cm, cây thân thảo. Rau đắng biển nổi bật với nền xanh của lá và hoa màu trắng mọc đơn độc ở kẽ lá.

Bộ phận dùng làm thuốc của rau đắng biển là toàn bộ phần trên mặt đất bao gồm thân, lá, hoa và quả. Tuy nhiên, phổ biến nhất là sử dụng thân và lá.

2. Các hoạt chất điển hình có trong rau đắng biển

Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra rất nhiều hợp chất đem lại hoạt tính của rau đắng biển.

  • Alcaloid dạng tinh thể: brahmin. Rau đắng biển là một loại cây có nguồn gốc từ y học cổ truyền Ấn độ, sách cổ ghi lại loại cây này đã được đưa vào sử dụng trong y học từ cách đây hơn 3000 năm. Brahmin được hiểu theo tiếng Ấn độ là Bà La Môn, là một tôn giáo cổ nhất nhân loại. Trong tiếng Ấn, brahmin mang hàm ý 1 loại hoạt chất giúp bổ não, cơ thể vận hành trơn chu, trí tuệ tinh thông, sáng dạ, ngủ ngon. Đặc biệt, ở Ấn Độ có truyền thống xức nước rau đắng biển để khai thông trí tuệ cho trẻ nhỏ, họ chiết xuất rau đắng biển thành siro và trà để trẻ em sử dụng tăng cường trí tuệ.
  • Herpestin
  • Triterpen (bacoside)
  • Stigmastarol
  • β1- Oxalat
  • Sterol
  • D-mannitol
  • β3-Chloroplatinate
  • Acid Betulic
  • β-Sitosterol

Bacoside A và Bacoside B là 2 hoạt chất có tác dụng dược lý quan trọng nhất trong rau đắng biển. Về bản chất, Bacosid có cấu trúc Triterpensaponin và được chứng minh khả năng hỗ trợ sửa chữa tế bào thần kinh rất tốt, cải thiện và phục hồi thoái hoá thần kinh, màng tế bào, tăng cường tổng hợp chất dẫn truyền thân kinh và hoạt động của synap thần kinh.

Thu hái và chế biến Rau đắng biển làm thuốc:

Sau khi thu hái, toàn bộ phần thân, lá, hoa của rau đắng biển được rửa sạch, phơi sấy khô, nấu cao hoặc sắc nước uống.

3. Công dụng của Rau đắng biển

Rau đắng biển được dùng với mục đích:

  • Hỗ trợ giảm lo âu, giảm căng thẳng, hỗ trợ đem lại cảm xúc tích cực, hạnh phúc. Ngăn chặn suy nghĩ tiêu cực, lo âu thái quá.
  • Hỗ trợ cải thiện sự tập trung, nâng cao chất lượng trí nhớ, tăng hiệu suất học tập, tăng khả năng nhận thức. 
  • Hỗ trợ nâng cao chất lượng hệ miễn dịch, giảm nguy cơ ốm vặt, tăng cường thể lực, ngăn ngừa và hạn chế nguy cơ phát triển của khối u. 
  • Nâng cao khả năng nhận thức của người già, giúp người già luôn tỉnh táo minh mẫn, trí tuệ hanh thông.
  • Cải thiện nhận thức cho các bệnh nhân mắc Alzheimer, bệnh lý suy giảm nhận thức do tổn thương tế bào máu não, cải thiện cho bệnh nhân thiếu máu não, sau đột quỵ. Hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu não, giảm nguy cơ xảy ra tai biến mạch máu não.
  • Các hoạt chất trong rau đắng biển có hoạt tính chống oxy hóa cao: Thí nghiệm trên não chuột cho thấy rằng cao rau đắng biển có tác dụng chống oxy hóa bằng cách xác định hoạt tính Enzyme Catalase (CAT), Superoxide dismutase (SOD) và Glutathion peroxidase (GPX). Nhờ khả năng chống oxy hoá cao, bổ sung rau đắng biển giúp bảo vệ tế bào thần kinh, tránh bị thoái hoá do các gốc tự do sinh ra. Cải thiện tốc độ và mức độ dẫn truyền thần kinh, tăng cường hoạt tính dẫn chuyền và tối ưu chuyển hoá của Acetylcholine. 
  • Có những nghiên cứu cho thấy tiềm năng của rau đắng biển trong hỗ trợ phòng ngừa ung thư: Dịch chiết cao rau đắng biển có chứa thành phần hoạt tính diệt tế bào khi thử nghiệm trên tế bào ung thư giúp ức chế sự tái lập DNA từ tế bào ung thư.
  • Hỗ trợ bổ phổi, cải thiện co thắt khí quản, phế quản, giãn nở khí, phế quản.
  • Cải thiện rối loạn ở ruột và dạ dày.

4. Rau đắng biển trong công dụng giảm lo âu và suy nhược thần kinh

Chiết xuất rau đắng biển có chứa 25% Bacoside A với tác dụng giảm lo âu, mệt mỏi. Ngoài ra, Brahmin trong rau đắng biển có tác dụng cải thiện chất lượng dẫn truyền thần kinh và phục hồi cấu trúc tế bào thần kinh, cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung học tập. 

5. Một số phương pháp dân gian sử dụng Rau đắng biển

Rau đắng biển có thể được sử dụng như sau:

  • Sắc thuốc trực tiếp: rau đắng biển sau khi phơi khô, mỗi ngày lấy từ 6- 12 g sắc nước uống. 
  • Pha tắm hoặc đắp ngoài da: rau đắng biển phơi khô có thể dùng để đun nước tắm cho người đang gặp mẩn ngứa, mụn nhọt cần làm sạch da. Mặt khác, với các vết mụn nhọt trên da, bạn có thể giã rau đắng biển tươi, lấy nước và bã đắp lên vùng da cần cải thiện. 
  • Trà: Pha rau đắng biển khô trong nước sôi làm trà uống hằng ngày. Trong văn hoá của Ấn Độ, trà rau đắng biển là một thức uống phổ biến cho cả trẻ nhỏ và người lớn để hỗ trợ trí não và học tập. 
  • Dịch chiết xuất: dịch chiết xuất từ rau đắng biển tiêu chuẩn hóa có chứa 20-50% hàm lượng Bacosides, liều dùng là 150mg, ngày dùng 2 lần.

Ngoài ra, rau đắng biển còn thường được ăn như rau sống hoặc nấu chín trong các bữa ăn.

Dược Sĩ Việt – DSV

Sẵn sàng lắng nghe – Sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe của bạn.

Đến từ đội ngũ Dược Sĩ giàu chuyên môn Trường Đại học Dược Hà Nội.

Hotline: 024.6680.8686/ 094.8816.027

]]>
https://duocsiviet.com/rau-dang-bien-giam-lo-au-suy-nhuoc-than-kinh-1992/feed/ 0
Vông nem – Dược liệu quý giúp an thần, gây ngủ https://duocsiviet.com/vong-nem-an-than-gay-ngu-1994/ https://duocsiviet.com/vong-nem-an-than-gay-ngu-1994/#respond Mon, 25 Nov 2024 04:36:13 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1994 Dược liệu Vông nem là phần lá và vỏ thân của cây vông nem. Trong cuộc sống, vông nem có rất nhiều tên gọi địa phương khác nhau mà bạn có thể quen gọi như lá vông, thích đồng, co tóng lang…. Bên cạnh đó, vông nem có tên khoa học khá khó nhớ và khó đọc là Erythrina variegata L. một cây thuộc họ ĐậuFabaceae. Hãy tìm hiểu về loại dược liệu nhiều điều thú vị này cùng team DSV qua bài viết sau đây. 

Vông nem trước kia thường mọc hoang tại bờ rào, dân gian lấy lá cây vông nem làm rau ăn và nấu canh. Hiện nay, khi ngành dược liệu phát triển, rất nhiều hợp chất quý trong cây vông nem đã được phát hiện ra như: migarin, các alcaloid…được chứng minh đem lại tác dụng an thần, gây ngủ….

1. Bộ phận dùng làm thuốc của Vông nem.

Vông nem dễ trồng và phát triển tốt ở điều kiện khí hậu tại Việt Nam, đặc biệt là các vùng ven biển.

Cây vông nem nếu phát triển tốt thậm chí có thể cao tới 10 – 20 m, trung bình cây có chiều cao từ 5 – 8 m, cây có gai ngắn, hoa màu đỏ tươi. 

Bộ phận chính dùng làm thuốc của Vông nem là phần , ngoài ra có thể tận dụng dùng vỏ thân Vông nem cũng chứa rất nhiều hoạt chất quý.

Lá vông nem có thời gian thu hái lý tưởng nhất vào thời gian chuyển mùa xuân sang hè từ tháng 4 đến tháng 5 hàng năm. Để chọn được dược liệu có hàm lượng dược tính cao nhất, chúng ta cần lựa chọn những loại lá to, tròn, không sâu, bỏ phần cuống. Sau khi lá được chọn cần được rửa sạch, phơi khô hoặc dùng khi lá còn tươi. Lưu ý, đảm bảo bảo quản lá vông nem khô ráo, tránh ẩm mốc để đem đến an toàn trong quá trình sử dụng. 

Bên cạnh lá vông nem, vỏ thân vông nem cũng là một loại dược liệu được sử dụng. Tên gọi khác của vỏ thân vông nem là Thích đồng bì, Hải đồng bì – Cortex Erythrinae. Vỏ thân vông nem được thu hái bằng cách tách vỏ cây, cạo bỏ lớp bần và phơi sấy khô. 

Hoạt chất đem lại công dụng chính của vông nem có trong lá và vỏ thân là:

  • Alcaloid (erythramin, erysopin, erysonin, …)
  • Saponin
  • Flavonoid
  • tanin

2. Công dụng của lá vông nem

Từ kinh nghiệm dân gian cho đến các nghiên cứu mới nhất được thực hiện, khi sử dụng lá vông nem sẽ cho các công dụng như sau:

  • An thần, cải thiện tình trạng lo âu, căng thẳng, giảm mệt mỏi, hỗ trợ chữa bệnh mất ngủ.
  • Cải thiện tình trạng trĩ, giải pháp hỗ trợ chữa bệnh trĩ: lá vông nem có chứa các thành phần kháng viêm và giảm sưng phù nề, hỗ trợ giảm cảm giác đau, giảm áp lực tại vùng búi trí, hỗ trợ tốt trong phòng ngừa và cải thiện trĩ sau điều trị. 
  • Hỗ trợ điều kinh, cải thiện rối loạn kinh nguyệt.
  • Hỗ trợ giải độc cơ thể: trong lá vông nem có chứa một loại hoạt chất erythrin. Erythrin đem lại khả năng kháng độc tố strychnin – độc tố thường gây ra ngộ độc cấp, đây cũng là chất độc được tìm thấy nhiều trong hạt mã tiền. 
  • Cải thiện tình trạng mụn nhọt lở ngứa, giảm các vết thương lở loét, viêm da.

Vông nem trong công dụng an thần, gây ngủ.

Theo các nhà khoa học Ấn độ và Trung Quốc, lá vông nem giúp làm thư giãn, thả lỏng cơ thể, yên tĩnh, gây ngủ, hạ thân nhiệt và điều hoà huyết áp, qua đó rất dễ giúp cơ thể đi vào giấc ngủ sinh lý tự nhiên. 

3. Một số phương pháp dân gian sử dụng Vông nem.

  • Bài thuốc chứa vông nem giúp chữa an thần, cải thiện tình trạng mất ngủ:

– Cách 1: dùng lá vông nem nấu canh hoặc ăn như rau hàng ngày. 

– Cách 2: Kết hợp tâm sen, táo nhân và lá vông nem sao thơm, trộn đều, hãm với nước uống hàng ngày. Có thể thêm hoa nhài tươi khi để nguội. 

– Cách 3: Chế biến cao lỏng gồm có lạc tiên, tâm sen, vông nem, lá dâu, cho thêm một chút đường. Có thể pha cao với nước uống trước khi ngủ. 

  • Bài thuốc chứa vông nem giúp cải thiện xương khớp, chữa đau lưng và đầu gối:

Kết hợp các dược liệu sau:

  • Ngưu tất
  • Xuyên khung
  • Vông nem
  • Khương hoạt
  • Địa cốt bì
  • Ngũ gia bì
  • Cam thảo
  • ý dĩ
  • Sinh địa

Sắc thành nước, ngày uống 3-4 lần hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp. Cải thiện sưng khớp, cứng khớp, đau đầu gối.

  • Bài thuốc chứa vông nem giúp chữa bệnh ngoài da:

Chế thuốc bôi ngoài da kết hợp:

  • Vỏ vông nem
  • Vỏ cây dâm bụt
  • Rễ chút chít

Nghiên nhỏ, tán nhỏ dược liệu, pha với rượu theo tỷ lệ tham khảo: 1 lượng bôt, 5 lượng rượu. Bôi ngoài da giúp giảm viêm ngứa, bệnh lý ngoài da.

  • Bài thuốc chứa vông nem giúp chữa đau răng:

Vông nem có công dụng cải thiện tình trạng răng đau nhức rất tốt. Lấy vỏ vông nem nghiền thành bột mịn, rắc vào vị trí răng sâu, răng đau nhức.

  • Bài thuốc chứa vông nem giúp chữa rắn cắn: 

Lưu ý, bài thuốc này chỉ nên tham khảo khi thật cần thiết. Nếu bị rắn cắn, bạn nên liên hệ với các cơ sở y tế uy tín để được hướng dẫn cách chữa trị kịp thời, loại trừ được độc rắn, tránh nguy hiểm tới tính mạng.

Sử dụng hạt vông nem hoặc vỏ cây vông nem nghiền nhỏ, hoà cùng với 1 ít nước tạo bột nhão đắp lên vị trí vết thương do rắn cắn. Sau đó ngay lập tức đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được chẩn đoán kịp thời. 

Dược Sĩ Việt – DSV

Sẵn sàng lắng nghe – Sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe của bạn.

Đến từ đội ngũ Dược Sĩ giàu chuyên môn Trường Đại học Dược Hà Nội.

Hotline: 024.6680.8686/ 094.8816.027

]]>
https://duocsiviet.com/vong-nem-an-than-gay-ngu-1994/feed/ 0